14:03 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Gần 10.000 sản phẩm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chứng nhận OCOP trên cả nước

BÍCH HẠNH | 20:37 19/07/2023

(THPL) - Tính đến 30/6/2023, cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Đã có 9.852 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trong tổng số 9.852 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên có 66,9% sản phẩm 3 sao, 32,2% sản phẩm 4 sao, 0,6% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 42 sản phẩm 5 sao (đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận).

Đã có 5.069 chủ thể OCOP, trong đó có 38,5% là hợp tác xã, 24,4% là doanh nghiệp, 34,1% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác.

Sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường, được người dân tín nhiệm. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP 5 sao đã được Nhà nước tin tưởng, lựa chọn làm quà tặng trong các hội nghị quan trọng và các chuyến công tác nước ngoài; một số bộ, ngành sử dụng làm quà tặng đại biểu trong các hội nghị của ngành. 

Gần 10.000 sản phẩm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chứng nhận OCOP trên cả nước.

Chương trình OCOP đã góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy suất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường. Thông qua đó, nhiều địa phương đã quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống. Nhiều sản phẩm OCOP còn làm nên những câu chuyện mang tính nhân văn của vùng, miền, như: sản phẩm trà mang hương sắc, văn hóa của đồng bào người Dao ở vùng núi Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang; sản phẩm từ sen - thể hiện những giá trị về văn hóa, con người xứ sở sen Hồng tỉnh Đồng Tháp.

Những vùng đặc biệt khó khăn như đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình OCOP góp phần giúp đỡ họ tạo coogn ăn việc làm, cải thiện cuộc sống, đem lại nguồn thu ổn định. Hiện, các địa phương trên cả nước đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP. Đồng thời thực hiện kết nối và quảng bá, thương mại sản phẩm OCOP trên mạng xã hội, thương mại điện tử... Các hoạt động đã được tổ chức thường xuyên, với nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo sức lan tỏa, nâng cao hình ảnh sản phẩm và thương hiệu OCOP Việt Nam trên thị trường.

 Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nổi bật, sau hơn 5 năm triển khai, sản phẩm về OCOP vẫn còn những khó khăn tồn tại, nhất định. Số lượng sản phẩm OCOP tăng nhanh nhưng chưa thực sự bền vững.

Hoạt động xúc tiến thương mại tuy được nhiều địa phương triển khai nhưng còn manh mún, thiếu đồng bộ, chưa hình thành được hệ thống quảng bá, xúc tiến thương mại mang tính kết nối, chuyên sâu về sản phẩm OCOP. Đặc biệt, công tác quản lý, giám sát sản phẩm sau khi được công nhận còn là chưa được đẩy mạnh.

BÍCH HẠNH

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu