Đời sống Internet ở Trung Quốc bị kiểm duyệt thế nào
Trung Quốc mới đưa ra bộ quy tắc 68 điều cần kiểm duyệt trên Internet, khiến việc truy cập mạng ở đây thêm phần khó khăn.
Tin liên quan
- Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Cơ hội sở hữu xe BMW với ưu đãi kép hấp dẫn trong tháng 11
Peugeot ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ trong tháng 11
Việt Nam đã chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ đầu năm đến nay
Kia K5 và Kia Sorento được ưu đãi đặc biệt gần nửa tỷ đồng
Song Jie - một nữ nhà văn Trung Quốc - vừa cho ra đời một tiểu thuyết lãng mạn. Cô không in thành sách mà phát hành trực tuyến. Trong tiểu thuyết có đề cập đến một số vấn đề về tình dục và lập tức, sách của cô bị đưa vào "vùng cấm", bị chặn truy cập. "Về cơ bản, các chi tiết về hành vi nhạy cảm không quá chi tiết nhưng vẫn bị kiểm duyệt", Jie nói.
Bà Song Jie, nữ nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. |
Thậm chí, Trung Quốc còn đưa ra bộ quy tắc với 68 điều cần kiểm duyệt, khiến việc truy cập Internet tại đây thêm phần khó khăn. Với dân số đông nhất thế giới, sự ảnh hưởng của bộ quy tắc này rất lớn.
Việc cấm đoán Internet không quá xa lạ với người dân Trung Quốc. Thông qua "Vạn lý trường thành trên mạng" (Great Firewall), mọi nội dung đều bị kiểm duyệt. Các thông tin nhạy cảm về chính trị, văn hóa, tình dục... đều bị bộ lọc phát hiện. Các dịch vụ bên ngoài như Google, Facebook, Twitter... đều bị chặn. Người dùng có thể "vượt rào" bằng phần mềm mạng riêng ảo (VPN) nhưng chính phủ nước này gần đây đã siết chặt hơn.
Bộ quy tắc mới không cho phép người dùng Internet đề cập quá mức các nội dung liên quan đến cờ bạc, uống rượu, công khai cuộc sống xa xỉ. Việc "miêu tả chi tiết" các hành vi mại dâm, hiếp dâm và các hành động tình dục cũng bị đưa vào danh sách cấm. Đặc biệt, nội dung chế giễu các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ trước đến nay, công an, cơ quan tư pháp... là điều đặc biệt cấm kỵ.
Các phương tiện thông tin đại chúng được chính phủ thúc đẩy để quảng bá bộ quy tắc này đến dân chúng. Hiệp hội Dịch vụ Internet Trung Quốc được lệnh chỉ thị đến hơn 600 tổ chức thành viên, bao gồm Tân Hoa Xã, Sina, Tencent, Baidu... phải tích cực tuyên truyền, đảm bảo người dùng nắm rõ để không bị vi phạm.
Bên cạnh đó, bộ quy tắc cũng được triển khai dựa trên những người có tầm ảnh hưởng xã hội nhất định. "Việc tác động từ nhiều phía khiến người dùng Internet Trung Quốc hình thành cái gọi là 'kỉ luật tự giác'. Nó tác động qua lại lẫn nhau và tạo ra áp lực lớn đến đám đông", David Bandurski, giảng viên truyền thông của một trường đại học tại Hong Kong, giải thích.
Việc thắt chặt Internet tại Trung Quốc cũng liên quan đến vấn đề chính trị. Tháng 10 tới sẽ là thời gian diễn ra Đại hội Đảng và chính quyền không muốn có tin tức bất lợi xuất hiện.
Nội dung về đồng tính bị giới hạn tại Trung Quốc. |
Sự ngột ngạt khi bị kiểm duyệt khiến không ít người phẫn nộ. Bà Li Yinhe, một học giả hàng đầu về tình dục, đã có bài viết bày tỏ quan điểm trên Sina Weibo, rằng chính phủ đã cướp đi quyền sáng tạo, quyền tự do tình dục của công dân, trong đó có đồng tính - điều mà chính phủ Trung Quốc hợp pháp hóa vào năm 1997. Bài viết của bà Yinhe sau đó biến mất.
Bên cạnh tuyên truyền, chính quyền cũng mạnh tay với các nội dung nhạy cảm. Cơ quan Quản lý không gian ảo (Cyberspace Administration) đã đóng cửa hàng chục blog cùng nhiều tài khoản mạng xã hội đăng tải câu chuyện mà theo tổ chức này là "bịa đặt". Hai website streaming nổi tiếng là AcFun và Bilibili bị cấm đăng các chương trình nước ngoài. Trong khi đó, các nội dung ca ngợi đảng, dân tộc và các anh hùng được khuyến khích.
"Việc thắt chặt nội dung là xu hướng, nhưng nó sẽ khiến các nhà sáng tạo nội dung cảm thấy bí bách bởi phải luôn hạn chế ngôn ngữ, thứ mà đáng ra họ được sử dụng", Gao Ming, một blogger chuyên về các đề tài châm biếm, nhận xét.
Tuy vậy, để có thể tồn tại, hầu hết người dùng phải tuân thủ quy tắc, bởi mọi ý kiến là vô ích. "Nếu xuất bản một nội dung nào đó, việc làm đầu tiên là dò từ khóa để đảm bảo nội dung không bị vi phạm. Nếu bị chặn vì 'từ khóa nhạy cảm xuất hiện với tần suất cao', tôi buộc phải sửa lại. Tất cả là để phục vụ độc giả", bà Jie nói.
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt