Doanh nghiệp xanh - xu hướng tất yếu trên toàn cầu
(THPL) - Hiện nay, xanh hoá các hoạt động trong xây dựng và phát triển thương hiệu ngày một phổ biển, thậm chí là yếu tố bắt buộc nhằm bắt nhịp chuyển động của thị trường thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo đó, yếu tố tăng trưởng bền vững trong đó có thương hiệu xanh đang trở thành chìa khóa cho mục tiêu phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 2021-2035.
Tin liên quan
- Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
» Triển lãm Vietnam Medi Pharm thu hút 350 doanh nghiệp trong nước và quốc tế
» Doanh nghiệp Việt cần cẩn trọng khi xuất khẩu nông sản sang thị trường Algeria
» Xây dựng và bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu trước đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp xanh (Green Business) là doanh nghiệp không gây ra tác động tiêu cực đối với môi trường địa phương hoặc trái đất, đối với cộng đồng hay nền kinh tế. Để một doanh nghiệp được đánh giá "Doanh nghiệp Xanh" cần phải dựa vào 3 yếu tố, tiêu chí gồm: Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường; Tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường và tuân thủ về hồ sơ quản lí môi trường cùng các vấn đề liên quan khác.
Việc trở thành doanh nghiệp xanh giúp cho bản thân doanh nghiệp có môi trường làm việc trong lành, giảm thiểu tối đa được những hệ lụy với môi trường sống, với xã hội, góp phần tạo thương hiệu và sự ủng hộ của người tiêu dùng.
Trong bối cảnh thế giới chuyển hướng sang giai đoạn thích ứng an toàn với dịch bệnh và khôi phục kinh tế, Chính phủ Việt Nam cũng đã yêu cầu doanh nghiệp phát triển sản phẩm, thương hiệu gắn với yếu tố xanh - sử dụng nguyên vật liệu, công nghệ thân thiện, đưa ra các sản phẩm sạch cho môi trường.
Tiêu dùng xanh dẫn tới xu hướng sản xuất xanh và nền kinh tế tuần hoàn
Liên quan đến doanh nghiệp xanh, trước đó bên lề Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam với chủ đề “Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh” diễn ra ngày 20/4, ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, xu hướng tiêu dùng xanh đang dẫn tới xu hướng sản xuất xanh và nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh cũng đang được các quốc gia theo đuổi. Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.
Tại COP26, Việt Nam cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Ngay sau COP26, Việt Nam đã khẩn trương cụ thể hóa, bắt tay thực hiện ngay những cam kết của mình trước cộng đồng quốc tế. Điều này cũng đang thể hiện quyết tâm trong định hướng phát triển xanh, bền vững của Việt Nam.
Trước xu thế chung của thế giới liên quan đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, tiêu dùng xanh … đang đặt những đòi hỏi đối với doanh nghiệp Việt Nam, đó là làm thế nào có thể bắt kịp xu thế và tận dụng cơ hội chuyển sang sản xuất xanh, kinh doanh xanh nhằm gia tăng cơ hội tiếp cận người tiêu dùng tốt hơn.
Hiện nay, Việt Nam đang tham gia nhiều FTA trong đó có các FTA thế hệ mới như Hiệp định CPTPP, EVFTA… với cam kết sâu rộng và rất cao liên quan đến vấn đề môi trường, sản xuất xanh nên nếu doanh nghiệp Việt Nam chuyển hướng sang sản xuất xanh, giảm phát thải là một lợi thế để tiếp cận các thị trường lớn trên thế giới.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đứng trước nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức, tập trung vào việc xây dựng một nền kinh tế xanh, bền vững và thân thiện với môi trường là điều kiện cần thiết nhằm nâng cao vị thế và mang lại nhiều giá trị cạnh tranh thiết thực cho doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp tiên phong xây dựng thương hiệu xanh
Nắm bắt xu thế trên toàn cầu, một số doanh nghiệp Việt đang tiên phong và nỗ lực xanh hoá sản xuất tiến tới từng bước xanh hoá thương hiệu. Đơn cử với Tập đoàn TH, bà Hoàng Thị Thanh Thuỷ - Trưởng Ban Điều phối Dự án phát triển bền vững, chia sẻ: Tập đoàn TH đã đặt nền móng cho ngành sữa tươi sạch, đồng thời tiên phong trong sản xuất xanh, sản xuất bền vững và bảo vệ môi trường.
Đăc biệt, Tập đoàn TH đã ứng dụng phần mềm quản lý tiên tiến từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ được đưa về từ nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp luôn có sáng kiến về giảm thiểu phát thải cacbon như xây dựng hệ thống năng lượng tái tạo, từ đó quay vòng về phục vụ cho sản xuất. “Chúng tôi ứng dụng mô hình kinh tế xanh trên nền tảng kinh tế bền vững xuyên suốt từ ngày đầu thành lập doanh nghiệp" - bà Thuỷ nhấn mạnh.
Không chỉ Tập đoàn TH, thời gian qua nhiều doanh nghiệp Việt đã có bước tiến nhanh trên con đường sản xuất xanh, định vị thương hiệu bằng yếu xanh và được thế giới biết đến, như Tập đoàn Vingroup với sản phẩm xe ô tô, xe máy điện.
Cũng liên quan đến doanh nghiệp xanh, ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương từng chia sẻ: Xây dựng thương hiệu, đặc biệt là thương hiệu xanh luôn là bài toán khó, cần có sự đầu tư nghiên cứu.
Trước những thách thức cũng như nhu cầu về xây dựng thương hiệu xanh, về phía cơ quan quản lý nhà nước, ông Chiến cho biết, sắp tới Cục Xúc tiến thương mại sẽ có kế hoạch xây dựng phối hợp cùng cả cộng đồng doanh nghiệp xây dựng bộ nhận diện THQG Việt Nam. "Bộ nhận diện này sẽ chung cho toàn bộ Chương trình THQG Việt Nam, do đó rất mong được sự ủng hộ chung tay của cộng đồng doanh nghiệp" - ông Chiến nhấn mạnh.
Hiện, nhiều doanh nghiệp đã phát triển để trở thành các doanh nghiệp xanh qua các hướng: Không ngừng nghiên cứu, tiếp cận khoa học hiện đại, ứng dụng công nghệ để mang đến những sản phẩm xanh có ích cho cộng đồng. Sử dụng nguyên vật liệu tái chế, hạn chế lượng khí thải, nước xả thải từ các hoạt động kinh doanh. Và doanh nghiệp lan tỏa tinh thần “xanh” qua nhiều dự án có ý nghĩa.
Giải pháp phát triển doanh nghiệp xanh tại Việt Nam
Về phía Chính phủ, Nhà nước đưa ra chính sách phát triển sạch hướng tới sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thân thiện với môi trường, mặt khác đóng vai trò người tiêu dùng lớn có tác động đến thị hiếu mua sắm và tiêu dùng sản phẩm, kích cầu các sản phẩm thân thiện với môi trường. Khi Nhà nước triển khai chương trình, sẽ thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ bền vững, tạo điều kiện cho nhà sản xuất đầu tư vào hoạt động bảo vệ môi trường, giúp giảm thiểu phát thải ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; giảm chi phí xử lý ô nhiễm môi trường; định hướng phát triển các ngành kinh tế xanh gắn với sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu và năng lượng, bảo tồn và gia tăng giá trị vốn tự nhiên, nâng cao chất lượng sống.
Tại các doanh nghiệp, việc thực hiện xanh hóa doanh nghiệp phải có sự thống nhất từ lãnh đạo xuống đến người lao động. Lãnh đạo phải là người tiên phong trong định hướng phát triển xanh của công ty, từ đó thay đổi cách suy nghĩ và hành động của từng cá nhân lao động trong toàn doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới công nghệ, phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghệ sản xuất tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít năng lượng, thân thiện môi trường.
Để giải quyết mẫu thuẫn giữa lợi nhuận và bảo vệ môi trường, doanh nghiệp không nhất thiết phải đầu tư trang thiết bị hiện đại mà có thể thông qua những hành động như: chấp hành tốt quy định bảo vệ môi trường, cải tiến quy trình sản xuất để giảm nguyên, nhiên liệu, điện và ưu tiên tiêu sử dụng nguyên vật liệu đầu vào thân thiện với môi trường.
Tại Việt Nam, hiện nay khái niệm doanh nghiệp xanh vẫn còn hết sức mới mẻ, đòi hỏi phải có những nghiên cứu và phổ biến rộng rãi kiến thức trong tầng lớp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng trong việc lên tiếng bảo vệ người tiêu dùng trước những hoạt động sản xuất - kinh doanh, những sản phẩm có hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Văn Minh
Tin khác
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
(THPL) - Sáng 23/11, tại Hà Nội, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt nam, Bộ Xây dựng và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản...23/11/2024 15:11:22
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt