10:30 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Đánh giá tích cực về quyết định từng bước nối lại đường bay thương mại quốc tế

Quốc Cường | 10:55 17/09/2020

(THPL) - Thông tin Chính phủ Việt Nam cho phép nối lại 6 đường bay thương mại quốc tế với một số đối tác an toàn, đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các chuyên gia. Khẳng định sẽ không thể có “rủi ro bằng 0”, nhưng những rủi ro này có thể được Việt Nam kiểm soát tốt, đảm bảo lợi ích kinh tế - xã hội và không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Trên thực tế, mặc dù Việt Nam hiện vẫn là quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 thấp nhất Đông Nam Á và cũng là nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất được dự báo sẽ không suy thoái trong năm đại dịch 2020, nhưng mức tăng trưởng cũng chỉ từ  2 đến 2,5% ( mức tăng chậm nhất trong 20 năm qua)

Nhiều chuyên gia tin tưởng Việt Nam sẽ kiểm soát tốt khi nối lại đường bay 

Theo một cuộc khảo sát của Chính phủ với 400 doanh nghiệp và 15 hiệp hội doanh nghiệp trong các lĩnh vực bao gồm: du lịch, nông nghiệp và sản xuất nhựa vào tháng trước, làn sóng dịch bệnh lần thứ hai đã giảm quy mô của gần một nửa doanh nghiệp ở Việt Nam. 76% doanh nghiệp cho biết không thể cân đối thu chi, 20% buộc phải tạm dừng hoạt động và 2% doanh nghiệp đã giải thể. Chỉ có 2% doanh nghiệp nêu rằng họ tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng, ít nhất là cho đến cuối năm 2020.   

Trước thực tế đó, các chuyên gia cho rằng quyết định thận trọng từng bước nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế, với các “đối tác an toàn” sẽ tạo thuận lợi cho dòng vốn đầu tư nước ngoài, góp phần phục hồi kinh tế sau tác động của đại dịch COVID-19, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên mở lại biên giới, giúp nâng cao uy tín trên trường quốc tế. Tuy nhiên, Chính phủ phải kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ trên từng chuyến bay, vì nếu để xảy ra khủng hoảng sức khỏe cộng đồng sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế.  

Đại diện Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc tại TP HCM, rất hoan nghênh quyết định này, Hàn Quốc là quốc gia có đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, do đại dịch COVID-19 nhiều dự án đã bị đình chỉ, hiện tại doanh nhân và các nhà đầu tư Hàn Quốc rất cần đến Việt Nam để khảo sát các khu đất cho dự án, hoặc gặp gỡ trực tiếp và trao đổi về thương vụ.

Cố vấn của các doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề của chính phủ, Giám đốc chi nhánh Vriens & Partners tại Hà Nội, ông Samuel Pursch bày tỏ sự tán thành về kế hoạch của Chính phủ Việt Nam trong việc nổi lại các đường bay, mặc dù nhiều đối tác của ông ở Singapore và các nước EU cũng  không được hưởng lợi từ điều này.

Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cũng đưa ra kết luận, cơ bản sẽ không thể có “rủi ro bằng 0” khi bắt đầu nối lại các chuyến bay quốc tế. Tuy nhiên, những rủi ro này có thể kiểm soát để đảm bảo lợi ích kinh tế - xã hội cũng như không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của cộng đồng.

Về kể hoạch nối lại các chuyến bay cụ thể như sau, từ ngày 15/9 sẽ triển khai nối lại đường bay Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Châu), Việt Nam - Nhật Bản (Tokyo), Việt Nam - Hàn Quốc (Seoul), Việt Nam - Đài Loan, Trung Quốc (Taipei). Từ ngày 22/9 triển khai đối với các đường bay Việt Nam - Campuchia (Phnom Penh), Việt Nam - Lào (Vientiane). Tần suất không quá 2 chuyến/tuần cho mỗi bên và mỗi hãng với số lượng các chuyến bay sẽ xem xét tăng thêm cho phù hợp với tình hình thực tế.

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu