Cuộc đua khắc nghiệt trên thị trường tỷ USD
(THPL) - Phát triển bùng nổ, quy mô lên tới 26,5 tỷ USD, tín dụng tiêu dùng đang trở thành “mỏ vàng” mà các nhà băng đều muốn nhảy vào khai phá. Cuộc đua trong lĩnh vực này vì vậy mà ngày càng khốc liệt.
Tin liên quan
- Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
Bùng nổ tín dụng tiêu dùng
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng tiêu dùng hiện nay đang ở mức trên 600.000 tỷ đồng. Theo dự báo của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), quy mô thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam sẽ đạt mốc 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019.
Với mức tăng trưởng trên dưới 30% những năm gần đây (năm 2016 tín dụng tiêu dùng tăng 39%), con số này sẽ rất gần. Báo cáo năm 2016 của Công ty StoxPlus về tổng quan toàn ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam cho thấy, thị trường tài chính tiêu dùng đã chứng kiến nhiều cú nhảy vọt đáng kinh ngạc trong những năm gần đây. Cụ thể, tổng dư nợ/GDP của toàn ngành tài chính tiêu dùng Việt Nam đạt tới 26,55 tỷ USD vào năm 2016, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2012.
Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho hay, tỷ trọng tiêu dùng trong tổng GDP của Việt Nam liên tục tăng cao và đạt 78,34% năm 2016 (khoảng 3,8 triệu tỷ đồng), cao nhất nhì thế giới. Quy mô dân số trên 92 triệu dân (70% trong độ tuổi 15 - 64), tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 6%/năm… khiến thị trường tiêu dùng Việt Nam là “miếng bánh béo bở” trong mắt các nhà bán lẻ. Thị trường tiêu dùng phát triển, cộng với thói quen của người tiêu dùng đang thay đổi, thu nhập trung bình tăng nhanh… khiến vay tiêu dùng đang trở thành một xu hướng.
Tuy nhiên, theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, dư nợ tín dụng tiêu dùng nước ta mới chỉ đạt khoảng 11% tổng dư nợ, trong khi nhiều nước phát triển trên thế giới, tỷ lệ này là 40 - 50%. Tại ASEAN-5, tỷ lệ này là 34,6% và ở Trung Quốc là 20%. Rõ ràng, cho vay tiêu dùng ở Việt Nam vẫn khiêm tốn và dư địa phát triển còn rất rộng.
Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và dư địa rộng lớn, tín dụng tiêu dùng đang trở thành miếng bánh hấp dẫn trong con mắt nhiều ngân hàng, bởi đây là phân khúc có tỷ suất lợi nhuận rất cao. Theo Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) ngành ngân hàng chỉ 2,9% nhưng của lĩnh vực cho vay tiêu dùng lên tới 20% (100 đồng cho vay mang lại 20 đồng thu nhập).
FE Credit - công ty con của VPBank
Minh chứng rõ nhất là VPBank, năm 2016, FE Credit (công ty con của VPBank) chỉ cho vay hơn 32.000 tỷ đồng, chiếm hơn 20% dư nợ của ngân hàng nhưng lợi nhuận đem về lại chiếm gần 50% lợi nhuận hợp nhất (gần 4.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế). Theo mục tiêu đề ra, năm 2017, ngân hàng thu về 6.800 tỷ đồng, năm 2015 thu về 8.500 tỷ đồng lãi ròng, trong đó lợi nhuận từ FE Credit vẫn chiếm khoảng một nửa.
Nhận thấy tiềm năng hấp dẫn của miếng bánh tín dụng tiêu dùng, làn sóng thâu tóm và thành lập công ty tài chính tiêu dùng của các nhà băng chưa có dấu hiệu dừng lại.
Hiện đã có hàng loạt nhà băng sở hữu công ty tài chính tiêu dùng như HDBank, MB, Techcombank, SHB, Maritime Bank… Chưa kể, nhiều nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN… cũng đang nhòm ngó lĩnh vực này. Điều này sẽ khiến sự cạnh tranh trên thị trường tài chính tiêu dùng ngày càng gay gắt hơn.
Tranh đua thứ hạng: Ai giành vị thế đứng đầu?
Trên thị trường hiện nay có 16 công ty tài chính nhưng chỉ 12 công ty tài chính đang hoạt động. Tuy nhiên, gần 80% thị phần tài chính tiêu dùng chỉ do 3 công ty nắm giữ là: FE Credit, Home Credit và HD Saison. Trong đó, riêng FE Credit đã nắm trọn gần 50% thị phần, tiếp đến là Home Credit, theo sát là HD Saison.
Hiện nay, không chỉ các công ty tài chính mới gia nhập thị trường mà cả 3 công ty dẫn đầu thị trường cũng đang chạy đua xây dựng mạng lưới bán hàng, thiết lập mối quan hệ với các đơn vị bán lẻ lớn. Tuy nhiên, kỷ lục của FE Credit rất khó vượt qua.
Dù ra đời sau các công ty tài chính khác, chỉ có 2.000 điểm kinh doanh, vài trăm nghìn khách hàng, chỉ sau hơn 3 năm, đến nay công ty này đã có: Gần 9.000 điểm bán hàng, 5.500 đối tác ở khắp 63 tỉnh thành trong cả nước; Hơn 6.600 nhân viên bán hàng trực tiếp và 3.500 cộng tác viên bán hàng tại nhà và hơn 500 nhân viên bán hàng qua điện thoại. Với số lượng khách hàng lên tới 6 triệu, lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm, FE Credit đang dẫn đầu hệ thống.
Chiến lược khác biệt: Tập trung vào cho vay tiền mặt đã khiến FE Credit tăng trưởng nhảy vọt. Đến cuối năm 2016, FE Credit đã vượt cả Home Credit và HD Saison với dư nợ tăng lên 32 nghìn tỷ đồng, gấp 3,2 lần Home Credit và 4 lần HD Saison. Xét về cả lợi nhuận, mạng lưới lẫn số lượng khách hàng, FE Credit cũng đang bỏ xa các đối thủ trên thị trường.
Đương nhiên, chiếc bánh ngon tín dụng tiêu dùng sẽ không thể mãi nằm trọn trong tay FE Credit, khi hàng loạt ngân hàng, nhà đầu tư đang sắp sửa tấn công mạnh vào lĩnh vực này.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc VPBank cho biết thêm: “Cho vay tiêu dùng ngày càng cạnh tranh, FE Credit không thể mãi giữ thị phần lớn như hiện nay được. Chúng tôi có lợi thế của người đi trước với mạng lưới bán hàng, hệ thống đối tác… lớn, song chúng tôi xác định đây là lợi thế tạm thời nên luôn luôn cải cách, thay đổi để phù hợp với thị trường và luôn giữ được sức cạnh tranh của mình. Trước mắt, trong 3 năm tới, vị thế này theo tôi vẫn chưa bị ảnh hưởng”.
Theo các chuyên gia ngân hàng, cơ hội thị trường đang mở ra cho tất cả ngân hàng, song vấn đề là không phải ngân hàng nào cũng có bước đi đúng đắn và có đầy đủ nguồn lực để nắm cơ hội.
Nhìn vào tiềm lực vốn, có thể thấy FE Credit đang không có đối thủ. Xét về quy mô vốn, hiện FE Credit thậm chí còn lớn hơn một số ngân hàng. Trong tháng 8/2017, công ty đã nâng vốn điều lệ từ 2.790 tỷ đồng lên 4.474 tỷ đồng. Đầu năm nay, FE Credit cũng vừa ký hợp đồng hợp vốn 100 triệu USD với Credit Suisse để gia tăng tiềm lực tài chính phát triển kinh doanh.
Tuy nhiên, vốn chưa phải là điều quan trọng nhất. Nhiều công ty tài chính thừa nhận, để phát triển lĩnh vực này, đội ngũ nhân sự dày dạn kinh nghiệm, hệ thống quản trị rủi ro tốt, mạng lưới đối tác rộng… mới có thể “ăn điểm” trên thị trường. Xét về lĩnh vực này, FE Credit cũng đang chứng tỏ ưu thế vượt trội. Chỉ riêng đội quân thu nợ của FE Credit đã lên tới 1.500 người, được đánh giá là “tinh nhuệ” nhất thị trường hiện nay.
Rõ ràng, thị trường tín dụng tiêu dùng tuy rất tiềm năng và còn nhiều dư địa, cạnh tranh là không hề dễ dàng, không phải ngân hàng nào cũng có thể chiếm lĩnh. Chưa kể, xu hướng tiêu dùng của người dân đang thay đổi rất nhanh.
Theo đánh giá của các công ty nghiên cứu thị trường, hiện nay, cho vay đồ gia dụng và cho vay mua xe máy đang bão hòa, cho vay tiền mặt sẽ giảm dần và cho vay qua thẻ tín dụng sẽ lên ngôi. Đây là lý do tại sao FE Credit đang chuyển hướng mạnh sang cho vay qua thẻ. Việc nhanh nhạy nắm bắt sự thay đổi của nhu cầu thị trường cũng là yếu tố quyết định thành bại của các công ty tài chính mới gia nhập "cuộc chơi" tài chính tiêu dùng.
Quang Chính
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt