21:43 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

CPI năm 2017 tăng 3,53%, hoàn thành chỉ tiêu của Quốc hội

| 20:59 27/12/2017

(THPL) - Tổng cục Thống kê cho biết, CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra.

CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với bình quân năm 2016, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra trước đó là dưới 4%. CPI tháng 12/2017 tăng 2,6% so với tháng 12/2016, bình quân mỗi tháng tăng 0,21%. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân của việc chỉ số CPI tổng tháng 12 cao hơn 0,21% so với tháng 11 là do sự tăng giá của 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ.

CPI
CPI năm 2017 tăng 3,53%, hoàn thành chỉ tiêu của Quốc hội.

Cụ thể, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 2,55% (dịch vụ y tế tăng 3,30%) do trong tháng có 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế (tác động làm CPI chung tăng khoảng 0,13%).

Nhóm giao thông tăng 0,84%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,43% do nhu cầu mua sắm hàng mùa đông tăng lên; đồ uống và thuốc lá tăng 0,17%;

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,22% do giá gas, giá dầu hỏa và giá điện, nước sinh hoạt được điều chỉnh tăng, cùng với nhu cầu sửa chữa nhà ở tăng cao trong những tháng cuối năm.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,17%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,03%.

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,23%, trong đó lương thực tăng 0,56%, thực phẩm giảm 0,5%; bưu chính viễn thông giảm 0,03%. Riêng nhóm giáo dục giá không đổi so với tháng trước.

Việc tăng học phí theo lộ trình cũng làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tháng 12/2017 tăng 7,29% so với tháng 12/2016, tác động làm CPI tháng 12/2017 tăng 0,41% so với cuối năm 2016, CPI bình quân năm 2017 tăng khoảng 0,5% so với năm 2016.

Bên cạnh đó, thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP làm chỉ số giá nhóm giáo dục tháng 12/2017 tăng 7,29% so với tháng 12/2016, tác động làm CPI tháng 12/2017 tăng 0,41% so với cuối năm 2016, CPI bình quân năm 2017 tăng khoảng 0,5% so với năm 2016.

Việc tăng lương tối thiếu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp từ ngày 1/1/2017 và mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày 1/7/2017 làm giá bình quân một số loại dịch vụ như sửa chữa đồ dùng gia đình, bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ điện, nước, dịch vụ thuê người giúp việc gia đình năm 2017 tăng từ 3%-8% so với năm 2016.

Ngoài ra còn một số yếu tố về thị trường, nhu cầu du lịch tăng, một số địa phương bị ảnh hưởng thiên tai, thời tiết bất lợi cũng làm CPI năm nay tăng so với năm 2016.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2017, trong đó chỉ số giá nhóm thực phẩm bình quân năm giảm 2,6% so với năm 2016 (chủ yếu giảm ở nhóm thịt tươi sống). Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Theo đại diện Tổng cục Thống kê, bình quân năm 2017 so với năm 2016, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục. Bình quân năm 2017 lạm phát cơ bản là 1,41% thấp hơn mức kế hoạch 1,6%-1,8%, cho thấy chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu