Công cụ tìm kiếm Bing bị chặn ở Trung Quốc
(THPL) - Dịch vụ của Microsoft bất ngờ không thể truy cập được ở Trung Quốc từ ngày 23/1.
Tin liên quan
- Cảnh báo chiêu trò lừa bán vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ 2025
Từ ngày 25/12, muốn livestream trên mạng phải xác thực số điện thoại
TECNO CAMON 30S: Trải nghiệm màn cong thời thượng, chụp ảnh AI chất lượng
Trợ lý ảo của Công an Quảng Ninh được công nhận là sáng kiến cải cách hành chính cấp Bộ
TiimHotel.vn - Đặt phòng online, được dịch vụ “hơn cả online”
» WhatsApp giới hạn số lần chuyển tin nhắn để giảm tin giả
» Apple và Samsung tiếp tục đạt doanh số smartphone cao cấp
» iPad Pro bị cong từ khi “đập hộp” - Apple nói gì?
Theo Financial Times, nhiều người dùng Internet ở quốc gia đông dân nhất thế giới bắt đầu phàn nàn việc không thể truy cập cn.bing.com, dù trang web này vẫn mở được ở nước khác. Một số nguồn tin cho biết động thái này có thể đến từ công ty viễn thông nhà nước China Unicom, thực hiện theo yêu cầu từ phía chính quyền.
Hãng tin Reuters dẫn một tuyên bố ra ngày 23/1 của công ty Mỹ cho biết, diễn biến này đưa Bing vào danh sách những dịch vụ công nghệ nước ngoài phải đứng sau "bức tường lửa" của Trung Quốc.
"Chúng tôi xác nhận rằng Bing hiện tại không thể truy cập từ Trung Quốc. Chúng tôi đang nghiên cứu xem nên thực hiện bước nào tiếp theo", hãng tin Reuters dẫn một tuyên bố của Microsoft.
Đây là trở ngại lớn thứ hai mà Microsofot vấp phải ở Trung Quốc kể từ tháng 11/2017, khi dịch vụ điện thoại và nhắn tin qua mạng Internet Skype bị rút khỏi các gian ứng dụng Apple và Android ở nước này.
Khi gõ lệnh tìm kiếm vào trang web của Bing Trung Quốc ở địa chỉ cn.bing.com, người dùng từ Trung Quốc đại lục được chuyển hướng đến một trang thông báo không thể kết nối với máy chủ.
Trước khi bị chặn, Bing là công cụ tìm kiếm nước ngoài lớn duy nhất có thể được truy cập từ bên trong "tường lửa" của Trung Quốc. Theo chính sách của Chính phủ Trung Quốc, Microsoft đặt chế độ kiểm duyệt trên Bing các nội dung nhạy cảm. Ngoài Bing, Microsoft có quan hệ đối tác với nhà cung cấp trung tâm dữ liệu 21Vianet của Trung Quốc để cung cấp các sản phẩm Azure và Office 365 cho khách hàng ở nước này.
Theo Verge, động thái mới cho thấy dường như việc chấp hành là chưa đủ. Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc ngày càng nghiêm ngặt hơn trong việc tăng cường sự kiểm soát Internet.
Trung Quốc đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát Internet từ 2016. Trong một tuyên bố hôm thứ Tư, Cơ quan Không gian mạng Trung Quốc (CAC) cho biết đã xóa hơn 7 triệu đoạn tin trên mạng và 9.328 ứng dụng di động trong 2018. CAC cũng chỉ trích ứng dụng tin tức của Tencent vì "truyền bá nội dung thô tục".
Việc Trung Quốc chặn Bing diễn ra đúng vào thời điểm chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang căng thẳng và có nhiều ý kiến lo ngại rằng xung đột này có thể lan rộng thành một "cuộc chiến công nghệ" giữa hai cường quốc.
Một lý do khác cũng được nhắc tới là việc Google đang lên kế hoạch phát triển sản phẩm riêng cho thị trường Trung Quốc, với tên gọi Dragonfly. Dự án này đã gây phản ứng dữ dội, cả từ bên ngoài lẫn đội ngũ nhân viên công ty. Trước đây, Google đã hoạt động tại Trung Quốc nhưng đến năm 2010, họ tuyên bố rút khỏi để phản đối chính sách của chính phủ nước này về quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin. Với việc Bing bị chặn và không có một lý do rõ ràng được đưa ra, nhiều người bắt đầu liên hệ tới việc liệu Google có đang gặp "may mắn bất ngờ" trong hành trình quay trở lại thị trường này hay không.
Microsoft cho biết đang xem xét nguyên nhân, nhưng chưa xác nhận Bing bị chặn do sự can thiệp hay lệnh cấm của chính phủ Trung Quốc.
"Chúng tôi nhận được các báo cáo về việc Bing có thể không truy cập được đối với một số khách hàng ở Trung Quốc và đang tiến hành điều tra", phát ngôn viên của Microsoft nói.
Tuấn Anh (tổng hợp)
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt