02:11 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Chính sách đánh thuế carbon của EU và tác động với doanh nghiệp Việt Nam

Minh Anh | 19:42 06/12/2022

(THPL) - Từ năm 2023, Liên minh châu Âu (EU) sẽ thí điểm áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) với một số mặt hàng. Liên quan đến thông tin này, một số chuyên gia nhận định, CBAM sẽ trở thành rào cản khó khăn với các doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian tới.

Trước đó, vào tháng 7/2021, Liên minh châu Âu (EU) đã trình đề xuất về quy định thiết lập cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) như một trong những sáng kiến nhằm thúc đẩy việc giảm phát thải khí nhà kính và đạt trung hòa carbon vào năm 2050. Mục tiêu của CBAM là giải quyết nguy cơ rò rỉ carbon do các chính sách khí hậu thiếu chặt chẽ của các quốc gia không thuộc EU, đồng thời bổ trợ cho cơ chế trao đổi hạn ngạch phát thải của EU (EU-ETS).

Các chứng chỉ CBAM sẽ được cấp cho các nhà nhập khẩu dựa trên cường độ phát thải tích hợp trong sản phẩm mà họ nhập khẩu vào EU và có giá bằng hạn ngạch ETS. Theo đề xuất ban đầu, CBAM sẽ được áp dụng cho một số mặt hàng trong các lĩnh vực: sắt, thép, nhôm, xi măng, phân bón, điện và có khả năng mở rộng ra cả hydro, hóa chất hữu cơ, nhựa và ammonia. Đề xuất đang ở giai đoạn cuối cùng của quy trình pháp lý khi Hội đồng và Nghị viện EU thông qua vào năm 2022. Giai đoạn chuyển tiếp dự kiến bắt đầu vào năm 2023 và có hiệu lực vào tháng 01/2026.

Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ đối mặt với hàng rào thuế carbon của EU. Ảnh: Internet

Theo một số chuyên gia, dù nhằm mục đích chống biến đổi khí hậu, CBAM do EU đề xuất sẽ ảnh hưởng và tạo thêm chi phí đáng kể đối với các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt nếu cơ chế này được mở rộng sang các lĩnh vực khác trong tương lai. 

Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2021 sang Hoa Kỳ là 96,29 tỷ USD; sang EU là 45,8 tỷ USD. Đây là hai thị trường trọng điểm với giá trị lớn mà Việt Nam đang nỗ lực mở rộng các thị phần. Bởi vậy, các chuyên gia nhận định, CBAM sẽ trở thành rào cản khó khăn với các doanh nghiệp trong thời gian tới.

Bà Trương An Hà - chuyên gia thuộc Sáng kiến về Chuyển dịch năng lượng Việt Nam, CBAM chắc chắn sẽ tác động đến hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU, trước tiên là thép và xi măng. Việt Nam đã xuất khẩu 1,6 triệu tấn thép xuất khẩu sang thị trường EU tính tới cuối năm 2021 và có xu hướng tăng. Cường độ phát thải của thép Việt Nam là 2,1 tấn CO2/tấn thép. Còn tại châu Âu, cường độ phát thải chưa tới 2 tấn CO2/tấn thép đối với thép luyện lò cao và chỉ khoảng 0,5 tấn CO2/tấn thép đối với thép từ lò hồ quang điện.

Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, CBAM nếu được thông qua thì thời gian áp dụng của Đạo luật cạnh tranh Sạch sẽ là vào năm 2024, không có thời gian thí điểm. Theo bà Đỗ Thị Thu Hương - đại diện Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ), việc tính thuế vượt hạn ngạch sẽ dựa vào số liệu phát thải toàn nền kinh tế có hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ nói chung hoặc số liệu phát thải một ngành cụ thể. Ngoại lệ là các hàng hóa sơ cấp được nhập khẩu vào Hoa Kỳ và được sản xuất tại một số quốc gia tương đối kém phát triển.

Minh Anh

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu