Chính phủ Mỹ đóng cửa lần thứ hai trong một tháng
(THPL) - Lưỡng viện Mỹ chưa thể thông qua dự luật ngân sách mới trước hạn chót đêm 8/2, buộc chính phủ Mỹ phải đóng cửa lần hai trong vòng ba tuần.
Tin liên quan
- Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
Thượng viện Mỹ không thể thông qua dự luật tài trợ chính phủ và kế hoạch ngân sách trước hạn chót do Thượng nghị sĩ Rand Paul thuộc đảng Cộng hòa phản đối bỏ phiếu nhanh, AFP đưa tin.
Các lãnh đạo Thượng viện quyết định dời họp đến 0h01 ngày 9/2. Ngân sách trước đó chỉ có hiệu lực đến hết ngày 8/2, đồng nghĩa chính phủ Mỹ bắt đầu đóng cửa từ ngày 9/2. Đây là lần thứ hai chính phủ Mỹ đóng cửa trong vòng chưa đầy một tháng.
Thượng viện Mỹ dự kiến bỏ phiếu về dự luật ngân sách mới vào 1h ngày 9/2. Nếu thông qua, dự luật sẽ được chuyển cho Hạ viện xem xét trước khi trình Tổng thống Mỹ Donald Trump ký duyệt, nhanh nhất là sáng sớm ngày 9/2.
Dự luật mới sẽ tài trợ chính phủ Mỹ trong 6 tuần. Dự luật bao gồm kế hoạch tăng chi 300 tỷ USD cho quân sự và phi quân sự trong năm 2018 và 2019, nâng trần nợ công đến 1/3/2019, cung cấp 90 tỷ USD cho cứu trợ thảm họa thiên nhiên và giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng thuốc giảm đau có tính gây nghiện ở Mỹ.
Trong khi đó, phe Dân chủ tại lưỡng viện muốn dùng tranh luận về ngân sách liên bang để tìm giải pháp lâu dài cho hàng trăm nghìn người nhập cư phi pháp đến Mỹ khi còn nhỏ (Dreamer). Dreamer được bảo vệ bởi Chương trình hoãn hành động đối với người nhập cư trái phép lúc còn nhỏ (DACA) dưới thời Barack Obama. Ông Trump chấm dứt DACA tháng 9/2017 và ấn định hạn chót vào ngày 5/3 cho vấn đề này.
Theo tạp chí Tài chính, New York Times đưa tin, lần đóng cửa lần này dự kiến chỉ diễn ra ngắn khi dự luật được sự ủng hộ rộng rãi ở Thượng viện. Tình hình dù vậy chưa rõ ràng ở Hạ viện.
Trước đó, Chính phủ Mỹ ngày 22/1 đã đóng cửa đúng ngày ông Donald Trump kỷ niệm một năm làm Tổng thống. Lý do đóng cửa là vì Thượng viện Mỹ đã không có đủ số phiếu cần thiết để thông qua dự luật chi tiêu tạm thời của Chính phủ.
Rạng sáng 23/1, Hạ viện Mỹ đã thông qua biện pháp ngắn hạn nhằm tài trợ cho hoạt động của chính phủ liên bang cho đến ngày 8/2 tới, chấm dứt lệnh đóng cửa trong 3 ngày.
Theo các chuyên gia, việc chính phủ liên bang bị đóng cửa sẽ có ảnh hưởng nhiều mặt tới nền kinh kế Mỹ. Hàng trăm nghìn nhân viên liên bang sẽ phải nghỉ việc tạm thời và hơn 1,3 triệu quân nhân sẽ vẫn phải thực hiện nhiệm vụ nhưng sẽ không được trả lương.
Các nhân viên làm các nhiệm vụ thiết yếu như đảm bảo an ninh quốc gia và an ninh công cộng sẽ tiếp tục làm việc. Theo một nhà phân tích, nền kinh tế Mỹ ước tính sẽ bị thiệt hại khoảng 6,5 tỷ USD nếu chính phủ bị đóng cửa chỉ trong một tuần.
Gần đây nhất, vào năm 2013, chính phủ nước này đã buộc phải đóng cửa trong 16 ngày do Nhà Trắng và Quốc hội không tìm được tiếng nói chung và không đạt được thỏa hiệp về ngân sách cho những cải cách chăm sóc y tế của Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Barack Obama.
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt