04:19 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Cải tiến chất lượng đặc sản mè xửng Huế

| 11:40 05/01/2018

(THPL) - Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, hai sản phẩm mè xửng và tôm chua Huế đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận nằm trong tốp 50 đặc sản quà tặng Việt Nam.

Theo báo Vnexpress, mè xửng Huế có hương thơm của mè, đậu phộng lẫn với vị ngọt của đường, mạch nha quyện cùng tách trà thơm từ lâu đã đi vào đời sống lẫn sinh hoạt của người dân xứ Huế. Một nghệ nhân làm mè xửng lâu năm tại đây cho biết, do làm từ mè, xưa kia lại được đựng trong xửng nên cái tên mè xửng từ đó mà hình thành.

Hiện nay, TP Huế có khoảng 20 cơ sở sản xuất mè xửng, cung cấp gần 100.000 tấn kẹo mỗi năm cho thị trường, trong đó, nhiều cơ sở có truyền thống làm nghề hàng trăm năm.

Nguyên liệu chính để làm mè xửng gồm bột gạo, đường, đậu phộng, mè, mạch nha, vani được chọn lọc kỹ. Đầu tiên, người làm nấu đường với hỗn hợp bột gạo đã hòa ra nước. Khi bột keo lại, chuyển sang màu trong thì thêm đường rồi nấu tiếp. Kế đó, người làm thêm mạch nha, chờ đến khi kẹo chín thì đổ đậu phộng đã rang vào và đảo đều. Lúc này, người làm trải lên nia lớp mè rang vàng, sau đó, múc kẹo ra đổ lên trên rồi cán mỏng. Thành phẩm này sẽ được cắt thành từng miếng nhỏ bằng dao hoặc kéo.

MeXung-1
Nhằm phát triển thương hiệu đặc sản mè xửng Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ra Quyết định ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với sản phẩm mè xửng Huế, có ký hiệu "QCĐP 02:2017/TT-H", có hiệu lực kể từ ngày 10/01/2018.

Ngày nay, mè xửng vẫn được các cơ sở sản xuất giữ nguyên cách làm và nguyên liệu truyền thống. Tuy nhiên, các công đoạn nhồi bột, đảo, cắt kẹo đã được máy móc hỗ trợ, giúp rút ngắn thời gian làm và tăng năng suất. Riêng công đoạn cán mỏng kẹo trên nong tre phủ mè vẫn thực hiện bằng tay để kẹo được dàn đều vừa phải và không dính. Mè xửng chất lượng là loại kẹo mà đường được nấu tới độ trong vắt, có thể để tới 3 tháng mà không hỏng.

Nhằm phát triển thương hiệu đặc sản mè xửng Huế, theo TTXVN, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ra Quyết định ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với sản phẩm mè xửng Huế có hiệu lực kể từ ngày 10/01/2018. Theo đó, các sản phẩm mè xửng được sản xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn này trước khi lưu thông trên thị trường theo quy định.

Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, hai sản phẩm mè xửng và tôm chua Huế đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận nằm trong tốp 50 đặc sản quà tặng Việt Nam. Riêng đối với mặt hàng truyền thống mè xửng Huế, hiệu quả từ các chương trình khuyến công ở địa phương này đã góp phần kích thích các doanh nghiệp, cơ sở phát huy năng lực, mạnh dạn bỏ thêm vốn đầu tư để mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh. 

Ở Thừa Thiên - Huế hiện nay có hàng chục cơ sở sản xuất kẹo mè xửng bao gồm các sản phẩm mè xửng dẻo, mè xửng dòn.... Tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã thành lập Hội nghề sản xuất đặc sản mè xửng Huế để hình thành và phát triển thương hiệu, mở rộng sản xuất và thị trường kinh doanh mè xửng Huế. 

Từ một nghề thủ công truyền thống, kẹo mè xửng Thiên Hương, Huế hiện đã được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, từ công đoạn nấu bằng hệ thống nồi hơi, đến hệ thống băng tải làm nguội, cán, cắt, đóng gói.... Việc đầu tư này góp phần cải tiến chất lượng sản phẩm, kẹo mè xửng sản xuất ra thơm ngon hơn, được người tiêu dùng đánh giá cao, tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường cả trong và ngoài nước. 

Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu đặc sản Thừa Thiên - Huế nói chung, đặc sản mè xửng Huế nói riêng là rất cần thiết không chỉ trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các cá nhân, tổ chức mà còn giúp cho các cơ sở sản xuất đảm bảo giữ được chất lượng sản phẩm cũng như duy trì, phát triển các sản phẩm truyền thống của tỉnh ra thị trường. 

Đặc biệt, việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu đặc sản còn tránh tình trạng bắt chước, lạm dụng thương hiệu, danh tiếng của sản phẩm đặc sản của địa phương để sản xuất kinh doanh trái pháp luật và nguy cơ mất thương hiệu sản phẩm truyền thống nếu như không có những động thái trong việc xúc tiến, đăng ký và xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm này. 

Chiến lược phát triển thương hiệu đặc sản này còn tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp chủ động trong việc đăng ký, xây dựng thương hiệu, xác lập quyền sở hữu trí tuệ cũng như bảo hộ tối đa quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đã có thương hiệu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế...

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu