Bị cáo Đinh La Thăng lĩnh án 11 năm tù trong vụ Ethanol Phú Thọ
(THPL) - Chiều 15/3, tại Hà Nội, sau một tuần đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ (gọi tắt là Dự án Ethanol Phú Thọ), Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên án các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm trong vụ án.
Tin liên quan
- Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam hàng chục đối tượng hoạt động “tín dụng đen”
Hà Tĩnh: Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 212 kg pháo hoa qua biên giới
Quảng Ninh: Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam
Hà Tĩnh: Bắt đối tượng vận chuyển ma túy và hàng nóng qua biên giới
» Ông Đinh La Thăng bị đề nghị 12-13 năm tù trong vụ Ethanol Phú Thọ
» Hôm nay, xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ Ethanol Phú Thọ
» Ông Đinh La Thăng và đồng phạm hầu tòa trong vụ án Ethanol Phú Thọ
Theo TTXVN đưa tin, HĐXX xác định bị cáo Đinh La Thăng có vai trò chính nên tuyên phạt mức án cao nhất trong nhóm bị cáo phạm tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, mức án 11 năm tù. Tổng hợp các bản án trước, tòa buộc bị cáo Thăng chấp hành hình phạt chung 30 năm tù.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị tuyên phạt 10 năm tù về tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, 8 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, tổng hợp 2 tội danh bị cáo Thanh lãnh 18 năm tù. Cùng với các bản án trước, tòa buộc bị cáo Thanh chấp hành hình phạt tù chung thân.
Bị cáo Đỗ Văn Hồng, nguyên Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc PVC Kinh Bắc, bị phạt 4 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ”. Tổng hợp hình phạt với bản án trước, bị cáo Hồng phải chấp hành hình phạt chung 17 năm tù.
Theo báo Hà Nội mới, nhóm 9 bị cáo khác cùng bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” lĩnh các mức án sau: Vũ Thanh Hà, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB) 6 năm 6 tháng tù; Nguyễn Xuân Thủy (nguyên Phó Trưởng phòng đầu tư dự án PVB), Khương Anh Tuấn (nguyên Phó Trưởng phòng thương mại PVB), Hoàng Đình Tâm (nguyên Kế toán trưởng PVB) cùng chung mức án 30 tháng tù; Lê Thanh Thái (nguyên Trưởng phòng kinh doanh PVB) 24 tháng tù; Phạm Xuân Diệu (nguyên Tổng Giám đốc PVC) 3 năm 6 tháng tù; Nguyễn Ngọc Dũng (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC) 3 năm tù; Đỗ Văn Quang (nguyên Trưởng ban Kinh tế - Kế hoạch PVC) 28 tháng tù; Trần Thị Bình (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) 36 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo.
Theo HĐXX, trên cơ sở kết quả điều tra, quá trình xét hỏi, tranh tụng công khai tại tòa, đủ cơ sở khẳng định, cáo trạng truy tố các bị cáo là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Theo cáo trạng, năm 2007, ông Đinh La Thăng với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ký nghị quyết chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy sản xuất Ethanol khu vực phía Bắc. Cuối năm 2007, Công ty CP Hoá dầu và Nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB) được thành lập để làm chủ đầu tư dự án, vốn điều lệ ban đầu hơn 405 tỷ đồng. Tháng 9/2008, PVB mời sơ tuyển gói thầu TK05 "Chìa khoá trao tay" xây dựng nhà máy Ethanol Phú Thọ. Trong 6 nhà thầu gửi hồ sơ có Liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T, do Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) thành lập, do PVC không đáp ứng đủ yêu cầu. Công ty cổ phần thiết kế Công nghiệp hoá chất (CECO) sau đó đánh giá cả 6 nhà thầu chưa đạt 100% tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm. Trong đó, liên danh nhà thầu PVC/Alfa Laval/Delta-T chưa đạt các tiêu chí về năng lực kỹ thuật, tư vấn thiết kế, xây dựng; báo cáo tài chính năm 2006 thể hiện PVC đang thua lỗ. Thực hiện chỉ đạo của ông Thăng về việc chỉ định thầu, PVB không tổ chức đấu giá theo kế hoạch mà chuyển sang chỉ định thầu cho liên danh của PVC. Quá trình thực hiện hợp đồng không đúng tiến độ, PVC có báo cáo thừa nhận không đủ năng lực. Tháng 3/2013, PVC đơn phương dừng thi công dự án, chưa có hạng mục nào hoàn thành. Thực hiện dự án, PVB vay ngân hàng và Công ty tài chính Dầu khí Việt Nam hơn 750 tỷ đồng. Từ ngày triển khai dự án (tháng 9/2009) đến khi khởi tố vụ án (tháng 6/2018), PVB đã thanh toán cho PVC hơn 600 tỷ đồng, Alfa Laval hơn 230 tỷ đồng. Chủ đầu tư sử dụng hơn 1.400 tỷ đồng để thực hiện dự án. Biết PVC chưa từng thực hiện dự án nào về ethanol và tình hình tài chính đang khó khăn, ông Thăng với vai trò Chủ tịch PVN, Trưởng ban chỉ đạo triển khai dự án, đã chủ trì nhiều cuộc họp, quyết liệt định hướng giao thầu cho PVC như đề nghị của bị can Thanh. Trịnh Xuân Thanh biết rõ liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T không đủ năng lực thực hiện gói thầu nhưng vẫn nhận chỉ đạo từ lãnh đạo PVN để ký văn bản xin được chỉ định thầu. Cựu chủ tịch PVC này còn chủ trì cuộc họp HĐQT và Ban Tổng giám đốc PVC đồng ý thực hiện gói thầu; ký công văn gửi ông Thăng xin cam kết thực hiện gói thầu. Hành vi làm trái các quy định của Thăng, Thanh và các bị can dẫn đến thiệt hại cho PVB hơn 543 tỷ đồng. Trong quá trình điều tra, ông Thăng thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác. Ngoài sai phạm tại dự án Ethanol Phú Thọ, bị can Thanh còn bị cáo buộc thành lập Công ty PVC Kinh Bắc cùng bị can Đỗ Văn Hồng từ năm 2009. Ông Thanh sau đó bàn với Hồng về việc mua 3.400 m2 đất tại huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc của Công ty Metrimex bằng tiền tạm ứng cho thực hiện dự án của PVC. Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo cán bộ dưới quyền tại PVC cho PVC Kinh Bắc tạm ứng trái quy định 25 tỷ đồng. Tuy nhiên, để hợp thức việc cho vay tạm ứng và sử dụng tiền tạm ứng trái quy định, bị can Thanh và Hồng đã làm các thủ tục chuyển 21 tỷ đồng thành tiền góp vốn điều lệ của PVC tại PVC Kinh Bắc. Điều này trái quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, gây thiệt hại cho PVC hơn 13 tỷ đồng. |
Minh Đức (tổng hợp)
Tin khác
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
(THPL) - Tối 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) tổ chức " Lễ hội Ánh...24/11/2024 01:13:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt