Xuân về trên làng phong Cẩm Bình
(THPL) - Làng Cẩm Bình (xã Cẩm Bình, Cẩm Thủy, Thanh Hóa) nằm biệt lập với thế giới bên ngoài, đồng thời là nơi cư ngụ của những bệnh nhân phong, những phận người nhỏ bé kém may mắn, nhưng luôn mang trong mình khát vọng, những mong ngày mai tươi sáng hơn.
Tin liên quan
- Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Trong tiết trời giá buốt của mùa đông, chúng tôi bắt đầu hành trình ngược ngàn, với hơn hai giờ đi xe máy, băng qua con đường rừng heo hút, thưa người qua lại, cuối cùng cũng đặt chân đến địa phận thôn Tô 1 (xã Cẩm Bình, Cẩm Thủy, Thanh Hóa).
Ngôi làng đặc biệt giữa rừng già
Hơn 40 năm qua (khoảng năm 1967), tại thôn Tô 1 xuất hiện một ngôi làng nhỏ, bao bọc xung quanh là những ngọn núi cao chót vót, nằm biệt lập với thế giới bên ngoài. Nơi đó, từ bao đời nay là nơi cư ngụ của những bệnh nhân phong (hủi, cùi…), họ bị đày đọa, chịu đựng nỗi đau từ thể xác đến tinh thần đến tình cảnh bị người đời xa lánh, hắt hủi.
Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, làng phong trước đây từng được xem là nơi từ người già, trẻ, gái, trai không ai dám bén mảng đển gần, thậm chí người dân trong làng còn cấm đoán những bệnh nhân phong không được ra ngoài vì sợ lây nhiễm. Thế nên mới có chuyện ngôi làng “không nằm trong địa giới hành chính”.
Bác sĩ Nguyễn Quang Vũ, Điều dưỡng – Trưởng khoa (Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa), người đã gắn bó với những bệnh nhân phong, cho biết: phần lớn bệnh nhân mắc chứng bệnh phong đều được điều trị tại đây, vào những năm 1967, khu điều trị phong như một “ ốc đảo”, người bệnh ngày đêm “thui thủi” một mình, quằn quại đau đớn dưới những căn nhà cấp 4 cũ kỹ, với trên 150 bệnh nhân đến từ nhiều địa phương trong tỉnh (Nga Sơn, Hoằng Hóa, Đông Sơn…).
Đối với bệnh nhân phong, họ phải chịu đựng sự dè bỉu, miệt thị của những người xung quanh, mang nặng mặc cảm tự ti về căn bệnh. Trước hoàn cảnh éo le đó, đội ngũ y bác sĩ nơi đây không khỏi cảm thương, đồng cảm với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống, và bác sĩ Nguyễn Quang Vũ là một trong số đó.
Được điều động lên công tác từ năm 1992, khi bước chân lên vùng đất này, bản thân bác sĩ Vũ (quê Hậu Lộc) không khỏi lo lắng, sợ hãi, gia đình, bạn bè khuyên ngăn, nơi làm việc thì heo hút, nằm sâu trong những hẻm núi, lạnh lẽo. Chứng kiến những “kiếp người” ngày đêm vật lộn với nỗi đau thể xác và tinh thần đã thôi thúc, làm động lực để anh gắn bó làm việc.
Cuộc sống nay đã đổi thay
Làng phong hay còn gọi khu điều trị phong nay đã đổi khác, không còn lạnh lẽo, heo hút như ngày nào, thay vào đó, ngôi làng như khoác lên mình chiếc áo mới. Cuộc sống của bệnh nhân phong hiện tại luôn tràn ngập tiếng cười, náo nhiệt, đông vui đến lạ.
Trên diện tích rộng hơn 15ha, khu điều trị phong được xây dựng khang trang, kiên cố, với hai phân khu: khu điều trị với 50 giường bệnh; khu nhà ở, sinh hoạt của 27 hộ gia đình bệnh nhân phong cả những người đã khỏi bệnh xin ở lại sinh sống.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ kinh phí, thuốc men, cuộc sống của những bệnh nhân phong đã có sự đổi thay. Vượt qua mọi nỗi đau, những số phận ấy đã vùng lên mạnh mẽ, tự tăng gia sản xuất, cải thiện cuộc sống.
Tại khu ở và sinh hoạt, những nếp nhà với đàn trâu, bò, lợn gà đầy ắp, tiếng cười nói giòn giã vang vọng khắp núi rừng. Mọi định kiến về sự xa lánh, kỳ thị nay không còn, người mua, kẻ bán từ khắp nơi ra vào nhộn nhịp như minh chứng cho sự đổi thay cuộc sống của những “thân phận” từng bị xã hội ruồng bỏ.
Nếu như trước đây, không chỉ những người mắc bệnh phong mà ngay cả người thân của họ rất khó xây dựng hạnh phúc gia đình với những người bình thường. Giờ đây, sự kỳ thị ấy đã biến mất, ở làng phong nhiều bệnh nhân đã lấy vợ, lấy chồng, hạnh phúc bên con cháu, như bệnh nhân Lê Duy Lâm, Bùi Thị Sáu, Phạm Văn Ngôn…
Tại làng phong bây giờ, tất cả con em trong độ tuổi đều được đến trường, theo học tại các trường cao đẳng, dạy nghề. Trường hợp của bệnh nhân Trịnh Xuân Tỵ (65 tuổi, quê Nga Sơn), cả hai vợ chồng đều mắc bệnh phong, hiện ông bà có hai người con, một đang công tác tại trường THCS xã Điền Quang (Bá Thước), còn một người đang làm cho một công ty tại Hà Nội, thu nhập tương đối ổn định; anh Trịnh Văn Tuấn, con bệnh nhân Trương Thị Viên (Nga Sơn) hiện làm công nhân hàn công nghệ cao, thu nhập từ 40 – 50 triệu đồng/tháng; hay trường hợp chị Trương Thị Nhung (30 tuổi) - con bệnh nhân Đặng Thị Nha (Hoằng Hóa) làm tại công ty du lịch ngoài Hà Nội…
Ông Nguyễn Văn Quyền, Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Bình cho biết: “Hiện nay khu điều trị bệnh phong được Nhà nước quan tâm, xây dụng cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, người bệnh được thừa hưởng mọi chế độ chính sách như thuốc men, sinh hoạt, địa phương luôn tạo điều kiện cấp đất sản xuất cho bà con ổn định cuộc sống, con cháu đi học được miễn giảm mọi khoản đóng góp”.
Tạm xa khu điều trị phong với những con người đã vượt lên trên số phận, mạnh mẽ vượt lên sự đau đớn tột cùng của thể xác lân tâm hồn để hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống, chúng tôi không thể nào quên những đôi bàn tay, bàn chân phải chịu di chứng của bệnh phong để lại trên thân thể những bệnh nhân đã ở cái tuối xưa nay hiếm, hay xa hơn hình ảnh những bệnh nhân cô độc, lạc lõng trong căn phòng điều trị…
Làng phong của ngày hôm nay, không còn dáng vẻ hoang sơ, heo hút như thưở ban đầu, thay vào đó những kiếp người “đáng thương” đó đang từng ngày, từng giờ hồi sinh trên mảnh đất khô cằn, lạnh giá nơi “thâm sơn cùng cốc”.
Tin khác
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
(THPL) - Rạng sáng ngày 23/11, đội tuyển Bóng đá Việt Nam đã lên đường sang Hàn Quốc để bắt đầu chuyến tập huấn nhằm chuẩn bị cho AFF...23/11/2024 19:01:33Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt