Xuân về trên bản Cổng Trời người Mông
Những cây đào trên đèo Ma Thì Hồ đã bắt đầu hé nụ báo hiệu mùa xuân đang đến với đồng bào người Mông ở bản Cổng Trời, xã Sa Lông, huyện Mường Chà (Điện Biên). Cả bản có 51 hộ, 255 nhân khẩu, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực vươn lên, cuộc sống của bà con trong bản đang thay da, đổi thịt từng ngày.
Tin liên quan
- Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Cuộc sống đổi thay
Nhớ khi bà con người Mông chuyển từ bản Huổi Toóng, xã Huổi Lèng về đây lập bản cũng đã trải qua bao mùa cây lúa trổ bông. Những ngày đầu, đời sống gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, cơm không đủ no, áo không đủ ấm... Nhưng với tính cần cù, chịu thương chịu khó, bởi “không có đỉnh núi nào cao hơn đầu gối người Mông, không có việc khó nào người Mông không thể làm bằng đôi tay của mình”, vậy nên bà con đã sớm ổn định cuộc sống, tích cực lao động sản xuất.
Ông Hạng Xá Thàng, Trưởng bản Cổng Trời, vui vẻ nói: Những năm qua, bản Cổng Trời đã được đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, công trình nước sinh hoạt... Đặc biệt, bà con được hỗ trợ các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao vào gieo trồng, cùng với việc thay đổi nếp nghĩ cách làm, đến nay cuộc sống của người dân đã có những đổi thay đáng kể. 100% nhà cửa của bà con đã được kiên cố, ngói hoá, nhiều gia đình mua sắm những phương tiện sinh hoạt đắt tiền như ti vi, xe máy, tủ lạnh...
Cuộc sống dần khá giả, người dân trong bản đã biết chăm lo tương lai cho con em mình bằng việc cho đi học, 100% số trẻ trong độ tuổi đều được đến trường. Hiện cả bản có hơn 10 cháu đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp…
Chúng tôi đến thăm gia đình Vàng Trùng Chìa (SN 1972), một điển hình làm kinh tế giỏi của bản. Qua câu chuyện được biết trước đây gia đình anh cuộc sống khó khăn, vất vả. Năm 1983 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, anh lập gia đình rồi trồng trọt trên 1ha ruộng bậc thang và đất vườn. Mặc dù chăm chỉ nhưng 2 vợ chồng mãi không thoát khỏi cảnh “ăn bữa sáng lo bữa tối”.
Hằng đêm, anh Chìa trăn trở nghĩ cách làm giàu trên mảnh đất quê hương. Năm 2006, được vay 33 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, đầu tư mua 1 con trâu sinh sản, 2 con bò và 2 con dê. Với bản chất cần cù, siêng năng, anh kết hợp nuôi lợn gà để tăng thu nhập. Vận dụng phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, từ những đồng tiền tích góp qua việc bán gia súc, gia cầm, đồng thời tận dụng nguồn nước ở các khe suối và nguồn thức ăn sẵn có, anh đào thêm 4.000m2 ao nuôi cá, mua sắm máy cày, máy xay xát và máy tuốt lúa.
Ngoài chăn nuôi, gia đình anh Chìa đã trồng được 2,5ha rừng thông và cây chủ thả cánh kiến, 1,2ha ruộng cho thu hoạch trên 3 tấn thóc, 1 tấn ngô/năm. Nhờ vận dụng tốt kỹ thuật phòng chống dịch bệnh cho gia súc, đến nay đàn gia súc đã tăng lên 7 con trâu, 12 con bò và trên 40 con dê. Sau khi trừ mọi cho phí gia đình anh cũng thu lãi trên 180 triệu đồng/năm. Không chỉ ổn định kinh tế gia đình, làm giàu trên đồng đất nơi Cổng Trời anh Chìa còn sẵn sàng giúp đỡ các gia đình trong bản có hoàn cảnh khó khăn về vốn, tận tình hướng dẫn cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi sao cho hiệu quả.
Đến nay, bà con bản Cổng Trời đa phần đều đã có cuộc sống ổn định, nhiều gia đình tích cực lao động sản xuất, biết tính toán làm ăn đã trở nên khá giả. Điều này đã góp phần tạo cho bộ mặt nông thôn vùng cao Cổng Trời trở nên khang trang, no ấm hơn.
Niềm vui nhân đôi
Vào dịp cuối năm 2017, Nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của người Mông tại bản Cổng Trời, xã Sa Lông, huyện Mường Chà đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia cần được bảo tồn, gìn giữ.
Trước cuộc sống hiện đại thì người dân bản Cổng Trời vẫn cùng nhau bảo vệ và phát huy giá trị di sản mang đậm tính thẩm mỹ, sự tài hoa, tinh tế và khéo léo như câu hát của người phụ nữ Mông: Lớn lên em theo mẹ tập thêu/Theo chị nhuộm chàm, in hoa trên váy mới/Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu/Gái xinh chưa biết cầm kim là hư...
Cụ Vàng Thị Sua đã hơn 90 tuổi, người nắm giữ những tinh hoa trong loại hình nghệ thuật độc đáo này, cầm trên tay mảnh vải với những hoa văn độc đáo, cụ kể: Tôi được truyền nghề từ bà, từ mẹ, giờ tôi truyền lại cho các con, các cháu để các cháu nhớ về cuội nguồn, về truyền thống của người phụ nữ Mông.
Còn chị Hạng Thị Dợ (35 tuổi) chia sẻ: Phụ nữ người Mông thì ai cũng phải làm áo váy mới để mặc tết. Vì năm mới, phải có quần áo mới để chơi xuân, để thăm, chúc tết họ hàng. Nhiều người còn bảo: đàn bà người Mông không biết may áo váy là không giỏi, không đẹp. Vì vậy, ngày tết không làm được áo mới, váy mới cũng rất xấu hổ.
Với những bà, những chị đã may xong cho bản thân và con em mình những bộ váy mới thì lại tiếp tục chuẩn bị cho những bộ váy mới của năm sau. Những chiếc áo, váy đã hoàn thiện mang nhiều hoa văn và sặc sỡ sắc màu là nét nổi bật trong sắc xuân ở bản vùng cao Cổng Trời.
Sắc xuân ở Cổng Trời còn được thể hiện qua những hoạt động của bà con trong việc chuẩn bị tết. Nhà nào đã hoàn tất các việc quan trọng trong năm, họ bắt đầu đi mua sắm hoặc chuẩn bị các điều kiện để phục vụ sinh hoạt trong những ngày tết. Từ việc dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị củi đóm, lá dong... và kể cả việc vỗ béo cho một số vật nuôi để làm thịt trong ngày tết.
Ông Hạng Phử Lù, Chủ tịch UBND xã Sa Lông cho biết: Người dân bản Cổng Trời đã biết phát huy tinh thần đoàn kết, khai thác tiềm năng thế mạnh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tích cực áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Nhiều hộ đã biết vượt khó vươn lên phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất quê hương. Ngoài ra, nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia sẽ là điểm nhấn, thu hút khách tham quan góp phần phát huy giá trị của di sản văn hóa, qua đó bảo tồn lâu dài nghề truyền thống của người Mông.
Đón một mùa xuân mới, dẫu còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng với mỗi người dân bản Cổng Trời đều cảm thấy vui mừng, phấn khởi từ những gì mà họ đã đạt được trong năm qua. Sự vui mừng được thể hiện trên từng khuôn mặt, nụ cười, niềm tin bởi nơi đây mùa xuân đang đến, đó là sự sống ấm no, hạnh phúc đang lan tỏa, một mùa xuân ấm áp đang tràn ngập khắp bản làng như tín hiệu cho sự đổi thay từng ngày của người dân bản Cổng Trời hôm nay.
Tin khác
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
(THPL) - Rạng sáng ngày 23/11, đội tuyển Bóng đá Việt Nam đã lên đường sang Hàn Quốc để bắt đầu chuyến tập huấn nhằm chuẩn bị cho AFF...23/11/2024 19:01:33Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt