Xác định kháng thể có thể vô hiệu hóa biến chủng Omicron
(THPL) - Gần đây, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã xác định được các kháng thể có thể vô hiệu hóa Omicron và nhiều biến chủng khác của virus SARS-CoV-2.
Tin liên quan
- Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam
Việt Nam có 9 nhà khoa học vào top ảnh hưởng nhất thế giới năm 2024
Vinamilk trao giải thưởng đặc biệt cho các tài năng chế tạo robot hướng đến phát triển bền vững tại Robotacon WRO 2024
Liên kết vì sức khỏe, hai nước Đông Nam Á cùng phát triển giống lúa mới
» Novavax tuyên bố vaccine hiệu quả với biến chủng Omicron
» Biến thể Omicron đang lây lan nhanh, WHO cảnh báo sóng thần Covid-19
» Việt Nam phát hiện ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên
Dẫn đầu nhóm thực hiện nghiên cứu này là Phó GS hóa sinh tại trường Y Đại học Washington – ông David Veesler và TS Davide Corti – Phó Chủ tịch cấp cao, trưởng bộ phận nghiên cứu kháng thể của công ty công nghệ sinh học Humabs Biomed SA (chi nhánh Thụy Sĩ của công ty Vir Biotechnology trụ sở chính tại Mỹ). Kết quả nghiên cứu được công bố vào ngày 23/12 trên tạp chí Nature.
Theo báo Pháp luật TP.HCM, nghiên cứu từ phòng thí nghiệm cho thấy, tất cả phương pháp điều trị bằng kháng thể hiện được phép hoặc được chấp thuận sử dụng, ngoại trừ một ngoại lệ, không có hoặc giảm rõ rệt hoạt tính chống lại Omicron. Trường hợp ngoại lệ là kháng thể được gọi là sotrovimab, cũng bị giảm khả năng trung hòa từ hai đến ba lần.
Tuy nhiên khi kiểm tra một loạt các kháng thể được tạo ra để chống lại các biến thể trước đó, các nhà nghiên cứu xác định được 4 lớp kháng thể vẫn giữ được khả năng vô hiệu hóa Omicron.
Biến thể Omicron có 37 đột biến trong protein đột biến mà nó sử dụng để bám vào và xâm nhập tế bào. Đây là một số lượng đột biến cao bất thường và giải thích một phần lý do tại sao biến thể này có thể lây lan nhanh như vậy, lây nhiễm sang những người đã được tiêm phòng và tái nhiễm những người đã bị nhiễm bệnh trước đó.
Để đánh giá tác động của những đột biến này, các nhà nghiên cứu đã thiết kế một loại virus đã bị vô hiệu hóa, không có khả năng sao chép, được gọi là pseudovirus, để tạo ra các protein đột biến trên bề mặt của nó, giống như các loại virus corona. Sau đó, các nhà nghiên cứu tạo ra các pseudovirus có các protein đột biến với các đột biến như của biến thể Omicron và những đột biến được tìm thấy trên các biến thể trước đã được xác định trong giai đoạn đầu đại dịch.
Họ cũng phát hiện ra rằng biến thể Omicron có thể liên kết hiệu quả với các thụ thể ACE2 của chuột, cho thấy Omicron có thể có khả năng di chuyển qua lại giữa người và các loài động vật có vú khác.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các kháng thể từ những người đã bị nhiễm các biến thể trước và từ những người đã được tiêm một trong sáu loại vaccine được sử dụng nhiều nhất hiện nay, tất cả đều giảm khả năng ngăn nhiễm.
Về tình hình dịch bệnh, theo WHO nhận định, biến thể Omicron là nguyên nhân khiến số ca bệnh gia tăng nhanh chóng ở một số quốc gia, trong đó có nhiều quốc gia nơi Omicron đã vượt Delta để trở thành biến thể trội.
“Rủi ro tổng thể liên quan đến biến thể Omicron vẫn rất cao”, WHO cho biết. “Bằng chứng cho thấy biến thể Omicron có tốc độ lây lan nhanh hơn Delta, cứ 2 đến 3 ngày số ca nhiễm biến thể mới lại tăng gấp đôi, đặc biệt là ở những quốc gia như Anh và Mỹ - nơi nó đã trở thành biến thể trội.”
Báo Tiền phong cho hay, theo dữ liệu thống kê mới nhất, số ca mắc mới COVID-19 trên toàn cầu đã tăng 11% trong tuần trước, và số ca tử vong giảm 4%. Các quốc gia có số ca mắc mới cao nhất là Mỹ, Anh, Pháp và Ý.
“Nguyên nhân khiến biến thể Omicron lây lan nhanh chóng có thể do sự kết hợp giữa khả năng tránh miễn dịch và khả năng sinh sôi nhanh chóng của virus, WHO nhận định.
Phương Linh (tổng hợp)
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt