Vé máy bay tăng chóng mặt do nhu cầu đi lại và giá nhiên liệu cao kỷ lục
(THPL) - Theo đại diện một số hãng bay, giá vé tăng cao do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là nhu cầu đi lại của hành khách tăng cao sau dịch COVID-19 và giá nhiên liệu đắt đỏ.
Tin liên quan
Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường Á - Phi
TP.HCM: Các siêu thị tung khuyến mại, giảm áp lực giá bán
Doanh nghiệp Việt cần có chiến lược lâu dài để giữ vững thị trường xuất khẩu
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra ghi nhận mức lãi khủng trong quý II/2022
May Việt Tiến (VGG) lãi sau thuế gần 51 tỷ đồng trong quý 2
» Giá vé máy bay đến các điểm du lịch dịp hè tăng mạnh
» Cục Hàng không Việt Nam đề xuất tăng giá trần vé máy bay
» Giá vé máy bay tăng mạnh dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Theo Zing.vn đưa tin, giá vé rẻ nhất trên các chặng bay nội địa trong cao điểm hè 2022 đã lên mức 2,5-4 triệu đồng/khứ hồi tùy chặng bay đã bao gồm thuế phí, cao hơn khoảng 500.000 đồng mỗi vé so với những cao điểm hè trước đó.
Phú Quốc đang là điểm đến được yêu thích nhất hè này. Chặng bay TP.HCM - Phú Quốc, giá vé dao động 3-3,5 triệu đồng (Vietjet Air); 3-3,7 triệu đồng (Vietnam Airlines); 3-4,5 triệu đồng (Bamboo Airway); 3,3 triệu đồng (Viettravel Airlines).
Ở chặng bay Hà Nội - Phú Quốc, chuyến khứ hồi rẻ nhất rơi vào khoảng 2,6 triệu đồng của Vietjet. Giá vé của Bamboo và Vietnam Airlines khoảng 5-8 triệu đồng khứ hồi. Nếu muốn đi Đà Nẵng, khách hàng từ Hà Nội phải trả 3,2-3,9 triệu đồng (Vietjet); 3,7-4,5 triệu đồng (Vietnam Airlines); 4,1 triệu đồng (Viettravel Airlines).
Hành khách từ TP.HCM có thể bay với giá 2,5 triệu đồng (Viettravel Airlines); 2,5-2,7 triệu đồng (Vietjet); 3,7-4,2 triệu đồng (Vietnam Airlines); 4-4,6 triệu đồng (Bamboo).

Báo VTC News đưa tin, theo đại diện một số hãng bay, giá vé tăng cao do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là nhu cầu đi lại của hành khách tăng cao sau dịch COVID-19 và giá nhiên liệu đắt đỏ. Đáng chú ý, dù giá vé cao ngất, nhưng hầu hết các hãng hàng không cho biết đang đứng trước nguy cơ mất hàng nghìn tỷ đồng do giá xăng liên tục lập đỉnh.
Đại diện Vietnam Airlines cho biết, hãng đang gặp nhiều khó khăn do giá nhiên liệu bay tăng mạnh. Từ đầu năm, có thời điểm giá dầu thế giới lên tới 161 USD/thùng, trong khi giá bình quân 2021 chỉ khoảng 73 USD/thùng. Với mức tăng hơn gấp đôi này, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị tác động rất mạnh, càng bay nhiều thì chi phí càng lớn và số lỗ càng nhân lên.
Theo tính toán, chỉ cần với 1 USD/thùng/năm tăng hoặc giảm thì chi phí tăng hoặc giảm sẽ tương ứng 87 tỷ đồng/năm. Hiện, chi phí nhiên liệu bay của Vietnam Airlines trong quý I/2022 chiếm hơn 30% chi phí hoạt động và dự kiến còn tăng sốc trước xu thế tăng giá xăng dầu thế giới.
Trước sức ép của giá xăng dầu, Vietnam Airlines đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét điều chỉnh giá trần vé máy bay nội địa và cho phép các hãng hàng không được thu phụ thu nhiên liệu với các chặng bay nội địa theo thông lệ của hàng không quốc tế trước đây khi giá nhiên liệu biến động. Đồng thời kiến nghị Bộ Tài chính xem xét báo cáo Thủ tướng phê duyệt phương án áp dụng chính sách miễn 100% thuế môi trường đối với nhiên liệu máy bay trong năm 2022 (hiện đang áp dụng mức giảm 50%) để giảm bớt gánh nặng tài chính cho các hãng hàng không.
Tương tự, Vietravel Airlines, đánh giá, chi phí nhiên liệu biến động là thách thức cực lớn cho các hãng hàng không, thậm chí một số hãng có thể phải dừng bay nếu giá nhiên liệu tiếp tục tăng cao.
Vietravel Airlines trước đó cũng đã có văn bản gửi Thủ tướng và các cơ quan liên quan, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hàng không. Theo doanh nghiệp này, ngành hàng không hiện đang gặp nhiều khó khăn khi chi phí nhiên liệu tăng, lạm phát và người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu do kinh tế phục hồi chậm sau đại dịch. Từ đó, Vietravel Airlines đề xuất đẩy nhanh gói hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp hàng không. Đồng thời, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022, giảm thuế VAT xuống mức 5% để kích thích thị trường.
Bamboo Airways cũng cho biết, chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành vận tải hàng không nên việc giá nhiên liệu tăng cao ảnh hưởng lớn tới giá thành và chi phí sản xuất kinh doanh của tất cả các hãng bay trong nước. Đây là là điều bất lợi khi đang trên đà phục hồi sau dịch.
Với mức giá nhiên liệu tăng cao, hoạt động của các hãng hàng không chắc chắn bị tác động tiêu cực. Quan trọng hơn, nếu không có các giải pháp hỗ trợ thực chất, kiềm chế tăng giá vé bay, đà hồi phục của ngành du lịch sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Nếu không có các giải pháp hỗ trợ kịp thời từ cơ quan quản quản lý nhà nước, giá xăng tăng cao không chỉ tác động tiêu cực đến ngành hàng không (ngành động lực phát triển của nền kinh tế), mà tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế và đời sống của người dân.
Bảo An (tổng hợp)
Tin khác
Sân bay Tân Sơn Nhất siết hoạt động đón, trả khách của taxi
Bộ Công an "chốt" đề xuất được giữ biển số đẹp khi bán ô tô
Cơ hội trải nghiệm Tour “Khảo sát xúc tiến Thương mại và Đầu tư tại Úc”
Cách mạng Tháng Tám 1945 - Trang sử vàng chói lọi của lịch sử dân tộc
Hà Nội: Thu hồi thuốc Rotundin không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Thanh Hóa: Giám đốc Sở TN-MT xin “từ chức” vì áp lực công việc
Giá vàng và ngoại tệ ngày 19/8: Vàng giảm, USD tăng mạnh
(THPL) - Hôm nay 19/8, giá vàng suy giảm khi thị trường đón nhận dữ liệu về thị trường nhà ở Mỹ tiếp tục hạ nhiệt.19/08/2022 08:59:05Dự báo thời tiết ngày 19/8: Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa lớn
(THPL) – Theo dự báo, từ chiều tối 19/8 đến ngày 20/8, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa...19/08/2022 08:59:55Lực lượng công an cần ngăn chặn, xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về an ninh kinh tế
(THPL) - Chủ tịch nước đề nghị lực lượng an ninh kinh tế tiếp tục quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng...19/08/2022 11:53:41689 tỉ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ đến tay người lao động
Tính đến chiều 18/8, BHXH 63 tỉnh, thành phố đã chi hỗ trợ cho hơn 243 nghìn người lao động với số tiền là 689 tỷ đồng.18/08/2022 21:56:58
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Tập đoàn Austdoor: Phát triển bền vững bằng các hoạt động tạo giá trị chia sẻ (CSV)
(THPL) - Ngày 12/8/2022 tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo "Chiến lược CSR/CSV Doanh nghiệp và các mục tiêu phát triển bền vững", Tập đoàn Austdoor tham dự với vai trò chia sẻ kinh nghiệm của Doanh nghiệp đang tích cực định hướng phát triển bền vững thông qua các hoạt động, chương trình Tạo giá trị chia sẻ (CSV). - Tập đoàn Bảo Việt và VNPT ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
- “Bí mật” hút khách của bánh trung thu thủ công Vinpearl Luxury Landmark 81
- WinCommerce khai trương siêu thị WinMart đầu tiên tại thành phố Vũng Tàu
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
T&T Group, SHB hợp tác chiến lược với Vietnam Airlines và Đường sắt Việt Nam
(THPL) - Ngày 12/8, tại Hà Nội, với sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Công thương Singapore, Bộ Công thương và Bộ GTVT Việt Nam, Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR). Công ty T&Y SuperPortTM - liên doanh giữa T&T Group và Tập đoàn YCH (Singapore) cũng ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Vietnam Airlines và Tổng Công ty đường sắt Việt Nam. - NovaGroup đón nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2022” do...
- Nam A Bank - Hai lần liên tiếp nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất...
- Bảo Việt (BVH): Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững 2022
- vé máy bay đi hà nội
- Vé máy bay Giá vé máy bay khuyến mãi
- Vé máy bay Vé máy bay Vietjet vietjet
- Bồn nước