17:55 ngày 28/03/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Vàng giảm sâu, USD tăng cao trong phiên cuối tuần

08:56 06/03/2021

(THPL) - Giá vàng thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong gần chín tháng, trước áp lực từ sự gia tăng của đồng USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ của Mỹ.

Giá vàng thế giới trên sàn Kitco khép lại phiên giao dịch cuối tuần ở mức 1700.1 - 1701.1 USD/ ounce. Sau khi rớt giá mạnh trong phiên hôm qua, giá vàng thế giới đã gượng phục hồi về ngưỡng 1.700 USD/ ounce.

Giá vàng đi xuống trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 5/3, hướng tới tuần giảm giá thứ ba liên tiếp, giữa bối cảnh đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ đồng loạt tăng. Diễn biến này đến ngay sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nhấn mạnh rằng đà tăng lợi suất trái phiếu Mỹ không gây xáo trộn.

Chủ tịch Fed Powell ngày 4/3 đã tái khẳng định cam kết duy trì việc nới lỏng tín dụng, đồng thời cho biết mặc dù sự gia tăng sản lượng trái phiếu là "đáng chú ý", nhưng ông đã không cho rằng Fed sẽ phải can thiệp để ngăn chặn xu hướng này.

Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA cho biết, theo một cách nào đó, ông Powell đã "bật đèn xanh" cho đà tăng cao của lợi suất trái phiếu Mỹ. Đà tăng gần đây của lãi suất Mỹ làm giảm sức hấp dẫn của vàng như một kênh phòng ngừa lạm phát, đồng thời làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng.

Giá vàng còn bị chi phối mạnh bởi xu hướng bán tháo của các quỹ ETF, đặc biệt là "ông lớn" SPDR Gold Trust.

Giá vàng thế giới trên sàn Kitco khép lại phiên giao dịch cuối tuần ở mức 1700.1 - 1701.1 USD/ ounce (ảnh minh họa)

Lượng vàng nắm giữ tại Quỹ SPDR Gold Trust lúc chốt phiên ngày 4/3 là 1.078,3 tấn, giảm 4,08 tấn so với đóng cửa phiên 3/3. 

Vàng liên tục bị bán tháo trong tuần từ các nhà đầu tư cá nhân sau khi các tổ chức đua nhau bán vàng.

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cho biết, mặc dù đợt bán tháo trái phiếu gần đây đã đưa lợi suất trái phiếu lên mức cao nhất trong một năm, nhưng trái phiếu vẫn là kênh đầu tư không hấp dẫn và nên tránh.

Buffett cho biết, một số công ty bảo hiểm đã cố gắng tạo ra lợi nhuận kiếm được từ trái phiếu bằng cách đi mua những trái phiếu có tính rủi ro cao hơn. Hoạt động như vậy không phải là câu trả lời cho lãi suất thấp trong lịch sử và việc đi mua trái phiếu của những công ty có rủi ro hơn có thể gây ra sự sụp đổ cho thị trường trái phiếu. 

Chiều qua, giá vàng miếng được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức 55,05 triệu đồng/lượng (mua vào) và 55,55 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 400.000 đồng/ lượng chiều mua vào tăng giảm 300.000 đồng/ lượng chiều bán ra so với trưa 5/3.

Hiện Công ty SJC (TPHCM) niêm yết giá vàng ở mức 55,1 - 55,5 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), giảm đến 400 ngàn đồng/ lượng cả hai chiều mua - bán so với trưa qua.

Tỷ giá ngoại tệ ngày 6/3

Chỉ số Dollar Index, theo dõi đồng bạc xanh so với rổ sáu loại tiền tệ khác, tăng 0,1% ở mức 91,760, mức cao nhất trong ba tháng.

USD hiện đứng ở mức: 1 Euro đổi 1.1918 USD; 1 bảng Anh đổi 1.3843 USD; 1 USD đổi 108.38 Yên.

EUR/USD giảm 0,1% sau khi vừa giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng, GBP/USD giảm 0,2% còn USD/JPY tăng 0,3% leo lên mức cao nhất trong tám tháng trước đó trong phiên, trong khi AUD/USD nhạy cảm với rủi ro giảm 0,2% xuống 0,7710.

Mức tăng của đồng Đô la Mỹ đến sau khi lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm đã tăng trở lại trên 1,5%, tăng cao tới 1,58%, không xa mức cao nhất trong một năm là 1,61% mà nó đạt được vào tuần trước.

Trong nước, ngày 5/3, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.166 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.125 đồng và bán ra ở mức 23.811 đồng.

Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng USD phổ biến ở mức 22.930 đồng (mua) và 23.110 đồng (bán).

Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 22.930 đồng/USD và 23.110 đồng/USD. Vietinbank: 22.923 đồng/USD và 23.123 đồng/USD. ACB: 22.940 đồng/USD và 23.100 đồng/USD.

Bảo An (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu