06:50 ngày 29/03/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Trồng chùm ngây, ngày ngày 'hốt bạc'

14:37 24/08/2019

(THPL) - 17 năm chuyên canh quýt hồng trên 4 công đất nhà, cũng từng ấy thời gian chị Nguyễn Thu Thủy (47 tuổi) làm nghề mua bán trái cây vẫn cứ đau đáu nỗi trăn trở khi chính mình và nhiều nhà vườn vẫn thường xuyên sử dụng phân hóa học cho cây trái của mình, dù có năng suất cao nhưng nguy hại cũng không kém.

Năm 2010, chị chuyển sang trồng cam, quýt sạch trên 17.000 mét vuông tại xã Phú Hựu, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Năm 2014, trong một dịp rất tình cờ, chị được một tiến sỹ Nông học người Hàn Quốc hiện đang công tại tại Malaysia đề xuất nên trồng cây chùm ngây thuần chủng có xuất xứ từ Ấn Độ với nhiều ưu điểm vượt trội.

Chị Thủy với sản phẩm của cơ sở mình sản xuất.

Chị Thủy kể lại: “ Trước giờ mình quen trồng cam, quýt đâu biết nhiều về loại cây rất lạ này. Tôi đã tìm hiểu về cây chùm ngây trên nhiều trang mạng xã hội, trên các tư liệu và còn đến An Giang nơi trước đây có nhiều người đã từng trồng chùm ngây để làm trà nhưng không thành công. Sau khi thấy đủ kiến thức và niềm tin về loại cây lạ này, tôi quyết định bén duyên với chúng”.

Có một câu chuyện khiến chị theo đuổi với loại cây này là lúc chồng của chị bị tai biến mạch máu não rồi chuyển sang nhũn não. Từ khi sử dụng hạt chùm ngây từ Ấn Độ gởi về điều trị theo phác đồ khá nghiêm ngặt thì sức khỏe của chồng chị tiến triển rất nhanh chóng. Đến thời điểm này, anh Huỳnh Văn Xuân, chồng chị Thủy đã đi lại bình thường, kể cả điều khiển xe máy và lao động giúp chị.

Chị Thủy bên vườn chùm ngây

Theo lời kể của chị thì chùm ngây có khá nhiều nơi cung cấp giống khác nhau, nhiều nhất có nguồn gốc từ Trung Quốc (chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, một số tỉnh có núi đồi, trong đó có tỉnh An Giang, Kiên Giang). Tuy nhiên những giống này rất khó phát triển vì chất lượng kém, sản lượng thấp. Cạnh đó, đa phần người trồng sử dụng cách bón phân hóa học nên khá độc hại. Từ đó chị chọn mua hạt chùm ngây có xuất xứ từ Ấn Độ về trồng trên toàn bộ diện tích của mình với cách chăm sóc rất đặc biệt. Riêng nguồn phân hữu cơ để bón cho 7.000 cây chùm ngây gồm : trùn quế, phân gà, bò, vịt, heo, dơi… được chị pha chế thành dung dịch loãng với công thức riêng của bản thân.

Chị Thủy kể thêm: khoảng cách mỗi cây là 1 mét. Cứ sau khoảng 18 tháng là có thể thu hoạch lá non để chế biến trà chùm ngây. Điều rất đặc biệt là thời gian thu hoạch lá chỉ từ 7 đến 9 giờ sáng là thời điểm sương còn đọng trên lá chùm ngây. Lá hái xong phải chuyển ngay vào kho lạnh mà không phải rửa sạch bằng nước để đảm bảo vệ sinh. Ban đầu, chị chỉ phơi sấy lá bằng phương pháp thủ công, sau đó đã chuyển sang bằng máy móc công nghiệp để có được sản phẩm lá chùm ngây sấy khô; trà chùm ngây túi lọc. Khi cây có độ tuổi từ 2 đến 3 năm thì bắt đầu cho trái, mỗi trái có độ dài khoảng 40 đến 50 cm, trong đó có từ 18 đến 22 hạt. Riêng củ cây chùm ngây sau 4 đến 5 năm là thu hoạch được; củ có dáng khá đẹp như cây sâm Hàn Quốc được chị thái mỏng hay ngâm rượu để bán cho người dùng.

Vườn chùm ngây của chị Thủy

Để tạo lòng tin cho khách hàng, sản phẩm trà, lá, hạt, rượu, củ chùm ngây của cơ sở sản xuất Xuân Thủy đã được ngành y tế tỉnh Đồng Tháp kiểm định và cấp giấy phép lưu hành. Tiếng lành đồn xa, từ một loại sản phẩm điều trị có hiệu quả các loại bệnh như: huyết áp, tiểu đường, hồi phục thần kinh, hỗ trợ sức khỏe, tăng cường sinh lực… đã được nhiều người đón nhận. Hiện nay cơ sở của chị Thủy có trên 20 công nhân làm việc thường xuyên với mức lương từ 4,5 đến 5 triệu đồng/tháng. Thị trường tiêu thụ hiện nay của sản phẩm chùm ngây Xuân Thủy là Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, TPHCM… và tại các siêu thị.

Với giá bán hiện nay là 350.000 đồng/kg rễ; 2.000 đồng/hạt; 3.000 đồng/túi lọc trà; 300.000 đến 500.000/chai rượu ( tùy thể tích), mỗi năm chị Thủy có nguồn lãi từ 1 đến 1,2 tỷ đồng sau khi trừ hết chi phí đầu tư.

Ông Nguyễn Văn Thắng, phó chủ tịch UBND xã Phú Hựu, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Đây là loại cây mới, hiệu quả tại địa phương, Chúng tôi đã chọn chùm ngây của chị Thủy để làm sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của xã theo hướng chỉ đạo của tỉnh “Mỗi địa phương có được một sản vật đặc thù”.

Tô Phục Hưng

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu