15:35 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Thực hư việc sơn Jotun “ăn bớt” sơn để tăng lợi nhuận?

Hải Nguyễn- Huy Hiếu | 08:23 22/08/2019

(THPL) - Để làm rõ phần nào nghi vấn có hay không việc sơn Jotun ghi mập mờ dung tích, để "khoảng rỗng" trong sản phẩm quá lớn gây hoài nghi cho khách hàng, PV Thương hiệu và Pháp luật đã đến đại lý sơn Jotun để tìm hiểu thông tin.

Trong những năm trở lại đây, Sơn Jotun được biết đến như một hãng sơn có tiếng trên thị trường khi dần dần chiếm lĩnh trong thị phần sơn khốc liệt. Tuy nhiên, những nghi vấn xung quanh việc ghi “mập mờ” dung tích trên thùng sơn, có “dấu hiệu” gian lận đã làm phần nào người tiêu dùng thắc mắc, đặt ra câu hỏi lớn về điều kể trên.

Có mặt tại một đại lý sơn của hãng này tại quận Thủ Đức (TP.HCM), PV tiến hành mua 1 thùng sơn “5 lít” để kiểm chứng. Phía bên ngoài lon sơn Jotun ghi chung chung là 5 lít, kèm theo một nhãn phụ ghi 4,5 lít. Sau khi chọn bảng màu, nhân viên đại lý sẽ pha bằng máy thì thấy thể tích sơn, sau khi pha chẳng tăng lên là bao. Khi chúng tôi thắc mắc thì nhân viên đại lý thừa nhận lượng chất pha vào thùng sơn là không nhiều, chỉ vài ml.

Những mập mờ xung quanh hãng sơn Jotun.

Điều đáng nói, khi tiến hành pha màu xong, nhân viên đại lý "nhanh tay, lẹ mắt" bóc đi nhãn phụ ghi 4,5 lít và lượng sơn thực tế sau khi pha màu không tăng lên đáng kể (chỉ vài ml), điều gì lại khiến cho người này phải bóc đi, phải "biển thủ" nhãn ghi lượng sơn thực và động thái ấy có gì mờ ám, bất minh?

Ngoài những thùng sơn 5 lít, những thùng sơn với thể tích lớn hơn cũng có có sự “không đồng nhất”. Cụ thể, thùng sơn 15 lít ghi thể tích thực 13,5 lít?! Chênh lệch 1,5 lít so với dung tích “thực” được in trực tiếp lên thùng sơn, “khoảng không khí” trong thùng sơn cũng chiếm khá nhiều!

Không chỉ thế, khi PV khảo sát trực tiếp tại đại lý của các hãng sơn khác, cũng pha màu vi tính bằng máy, thì thấy khoảng "không khí... dự phòng" (chênh lệch giữa dung tích thực và dung tích bao bì-PV) trong lon là rất ít, không như phía sơn Jotun đã làm.

Cơ quan chức năng cần điều tra, làm rõ những thắc mắc của dư luận?

Khoảng rỗng “không khí” trong mỗi lon sơn của Jotun lên đến 10%, trong khi những hãng sơn khác cùng thể tích không lên đến như vậy. Liệu nghi vấn về việc “ăn bớt” đến từ hãng sơn này có đúng?!

Vậy, vì sao lại có sự thay đổi về cách ghi nhãn mác? Thay vì chỉ in dòng chữ "thể tích thực..." lên thẳng vỏ lon thì lại ghi thể tích thực bằng co chữ nhỏ trên nhãn giấy và in đậm con số dung tích bao bì. Nhưng oái oăm thay, không hề ghi rõ đó là dung tích bao bì - bằng co chữ lớn lên vỏ lon cũng như không ghi hạn sử dụng?

Sự "tiền hậu bất nhất", khác biệt về cách ghi ấy đã đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, khi Jotun phải tốn thêm chi phí vật liệu, công sức... để tạo ra chiếc vỏ (bao bì) lớn hơn ruột (dung tích thực) đến 10%.
Thương hiệu và pháp luật sẽ tiếp tục thông tin!

Hải Nguyễn- Huy Hiếu

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu