15:21 ngày 25/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Thị trường mua bán sáp nhập toàn cầu hạ nhiệt trong nửa đầu năm 2022

09:32 19/07/2022

(THPL) - Theo báo cáo của PwC Việt Nam, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) toàn cầu đã diễn ra chậm lại sau khi đạt mức kỷ lục vào năm 2021. Những biến động kinh tế làm chậm lại các thương vụ trong nửa đầu năm 2022.

Theo báo cáo mới nhất của PwC, nửa đầu năm 2022, hoạt động mua bán sáp nhập trên thế giới khởi sắc dù đối diện với nhiều trở ngại kinh tế, bao gồm lạm phát, lãi suất tăng nhanh, cổ phiếu suy giảm và khủng hoảng năng lượng vì xung đột Nga – Ukraine. Tuy nhiên, so với mức kỷ lục năm 2021, với hơn 60.000 giao dịch trị giá trên 5.000 tỷ USD, thị trường M&A năm nay có sự giảm nhiệt.

Tạp chí VnEconomy đưa tin, tổng số giao dịch quy mô lớn (megadeals) trên toàn cầu (giá trị hơn 5 tỷ đô la Mỹ) đã giảm một phần ba. Tuy nhiên, nửa đầu năm 2022 vẫn có sự góp mặt của các thương vụ lớn, trên thực tế có bốn giao dịch với giá trị hơn 50 tỷ đô la Mỹ, so với chỉ một giao dịch trong cả năm 2021.

Thị trường mua bán sáp nhập toàn cầu hạ nhiệt trong nửa đầu năm 2022. Ảnh minh họa

Quỹ đầu tư tư nhân (PE) mở rộng về cả số lượng và giá trị thương vụ. Sự phát triển của mô hình PE đã khiến nó trở thành động cơ thúc đẩy thương vụ M&A - cung cấp một nguồn vốn dồi dào để thực hiện thương vụ.

Các PE toàn cầu có lượng tiền dự trữ dồi dào ‘dry powder’ đạt kỷ lục 2,3 nghìn tỷ đô la vào tháng 6 năm 2022 - gấp ba lần giá trị so với thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự tăng trưởng về vốn này giải thích tại sao tỷ trọng của PE trong hoạt động M&A, từ chiếm khoảng một phần ba tổng giá trị thương vụ cách đây 5 năm, lên gần một nửa tổng giá trị thương vụ hiện nay.

Nhưng PE vẫn không tránh khỏi tác động từ những bất ổn của thị trường. Mặc dù giá trị đầu tư PE đã tăng, nhưng lạm phát và lãi suất ngân hàng tăng nhanh đã khiến việc tạo ra lợi nhuận trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Báo VnEXpress đưa tin, riêng với thị trường Việt Nam, ông Tiong Hooi Ong, Phó tổng giám đốc, Lãnh đạo dịch vụ tư vấn giao dịch, PwC Việt Nam, nói hoạt động M&A tiếp tục thu hút nhiều sự quan tâm của các quỹ nước ngoài.

"Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng của các quyết định chiến lược nhằm tối ưu hóa danh mục đầu tư, khi các nhà giao dịch thoái vốn nhằm tập trung nguồn lực vào việc nâng cao năng lực doanh nghiệp và chuyển đổi các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thông qua M&A", ông nói.

Nguyên nhân là sự phục hồi kinh tế của Việt Nam vẫn mạnh mẽ với mức tăng trưởng GDP 2022 được dự báo là 6,5%, cao hơn nhiều so với mức dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 4,4%. Ngoài ra, với các quy định và chính sách hỗ trợ cho nhà đầu tư, nửa cuối năm 2022 là cơ hội để các nhà kinh doanh đánh giá lại chiến lược và hành động.

Phương Anh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu