Thanh Hóa: Đề án nâng cao chất lượng giáo dục miền núi nhìn từ góc độ thực tiễn
(THPL) - Trong những năm qua, chất lượng giáo dục miền núi đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần làm thay đổi diện mạo giáo dục vùng khó khăn. Tuy nhiên, để rút ngắn khoảng giáo dục giữa các vùng miền trong tỉnh, ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa còn nhiều việc phải làm.
Tin liên quan
- Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Những "quả ngọt"
Thanh Hóa là một tỉnh rộng, tập trung 7 dân tộc anh em sinh sống, trải dài khắp 27 huyện thị, thành phố, cùng với đó kinh tế của 11 huyện miền núi có chút khởi sắc, nhưng nhìn chung trình độ dân trí, dân sinh còn thấp.
Với mong muốn nâng cao dân trí, đẩy mạnh chất lượng giáo dục miền núi lên tầm cao mới, đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục miền núi, giai đoạn 2013 - 2020” ra đời, bước đầu đạt được những thành quả nhất định.
Theo đó, từ năm 2013 đến nay, đặc biệt trong năm học 2016 – 2017, mạng lưới trường, lớp tăng nhanh, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường năm sau cao hơn năm trước. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học không ngừng được bổ sung, đầu tư, chất lượng giáo dục đào tạo các cấp học, ngành học không ngừng nâng cao.
Đến nay, toàn tỉnh hiện có 655 trường, trong đó mầm non 203 trường, tiểu học 229 trường, TH&THCS 11 trường, THCS 184 trường và THPT 28 trường. Trong năm học 2016 – 2017, khối giáo dục miền núi có 2 trường có cấp THPT được thành lập mới và đi vào hoạt động (Trường THCS&THPT Như Xuân, Trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc), nâng tổng số trường có cấp THPT của 11 huyện miền núi lên 30 trường.
Có 279 trường đạt chuẩn Quốc gia, chiếm 42, 6% (mầm non 75 trường, tiểu học 124 trường, TH&THCS 77 trường, THPT 2 trường). Nhiều huyện có tỷ lệ trường chuẩn Quốc gia cao như Cẩm Thủy, Lang Chánh, Thạch Thành, Như Thanh…
Số đông có trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên trong tổng số lao động được đào tạo nghề đạt trên 110.734 (năm 2016), tăng 1,2% so với năm 2013, đạt chỉ tiêu đề ra trong đề án, số lượng giáo viên khu vực miền núi là 16.080, tỷ lệ đạt chuẩn 99,98%, trên chuẩn 72,04%...
Hiện có 9/11 huyện có số trường mầm non tổ chức bán trú 100% (trừ 2 huyện Mường Lát, Bá Thước), tỷ lệ trẻ em thấp còi, suy dinh dưỡng giảm xuống còn 7,45%. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, giáo viên miền núi không ngừng nâng cao…
Thực hiện đề án, các địa phương trong tỉnh không ngừng đầu tư mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, tập trung một số vấn đề trọng tâm, như: Huy động học sinh ra lớp; nâng cao tỷ lệ chuyên cần, nâng cao hiệu quả chất lượng bán trú; chú trọng trọng thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học; kiểm tra, đánh giá việc dạy, việc học, theo đối tượng từng vùng miền, tăng cường dạy Tiếng Việt cho học sinh mẫu giáo 5 tuổi và học sinh lớp 1; lồng ghép thực hiện đề án với các chương trình, dự án khác; thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua bằng việc làm thiết thực, hiệu quả…
Theo đánh giá của ngành giáo dục tỉnh nhà, song song với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, các đơn vị cũng đã chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, thông qua việc xây dựng Đề án các trường trọng điểm chất lượng cao.
Những khó khăn cần sớm giải quyết
Thiếu phòng học, phòng chức năng, nguồn nước sạch, các công trình vệ sinh, tồn tại nhiều điểm lẻ, lớp ghép ở bậc học mầm non, tiểu học, điều kiện sinh hoạt của nhiều thầy cô giáo… đặc biệt ở các trường khu vực vùng cao, biên giới; số lượng người mù chữ và tái mù chữ còn nhiều ở đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung tại các xã vùng cao, biên giới (tỷ lệ người dân tộc mù chữ đạt 84,7% trong tổng số người mù chữ). Tại một số huyện vùng cao còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, dẫn đến trình độ dân trí hạn chế… ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học.
Cách trung tâm huyện Lang Chánh chừng hơn 30km, Trường Tiểu học Lâm Phú có 343 học sinh, với 4 khu lẻ cách nhau gần 6km, giao thông đi lại hết sức khó khăn.
Nằm lọt thỏm giữa núi rừng đại ngàn, bản Nà Đang, cách trung tâm xã Lâm Phú (Lang Chánh) chừng 17km, hiện lên với bức tranh u ám, bản hiện có 52 hộ, hơn 242 khẩu, nhưng có đến hơn 200 hộ nghèo, đời sống của đồng bào nơi đây còn khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào rừng, trồng lúa, cùng sự hỗ trợ của Nhà nước.
Trao đổi với thầy Phạm Hồng Nhiên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lâm Phú, được biết, trường có 4 khu lẻ, trong đó khu Nà Đang là xa xôi, khó khăn nhất, với 21 học sinh/3 lớp, trong đó có 2 lớp ghép ( lớp ghép 1- 3 và lớp ghép 4 - 5). Do giao thông đi lại khó khăn, cộng thêm điều kiện kinh tế của người dân còn thấp kém, trình độ dân trí hạn chế, công tác huy động trẻ trong độ tuổi đến lớp gặp rất nhiều khó khăn. Thiếu nước sinh hoạt, cơ sở vật chất, nhiều giáo viên tại đây vẫn hàng ngày bám lớp, bám bản để “gieo chữ”.
Thiết nghĩ, để chất lượng giáo dục miền núi có nhiều đột phá, rút ngắn khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền, ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa cần có chiến lược phát triển cụ thể, lâu dài, tạo mọi điều kiện tốt nhất, thúc đẩy để giáo dục miền núi có nhiều khởi sắc.
Tin khác
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
(THPL) - Rạng sáng ngày 23/11, đội tuyển Bóng đá Việt Nam đã lên đường sang Hàn Quốc để bắt đầu chuyến tập huấn nhằm chuẩn bị cho AFF...23/11/2024 19:01:33Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt