12:08 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Chí Dũng: Sợ những cái Tết xa quê hương ở Mỹ

Ngân An | 09:14 05/02/2019

(THPL) - Tết ở Mỹ, thường được những người Việt tổ chức ở các khu chợ, nhà thờ, chùa Việt Nam.

Năm nào may mắn rơi vào cuối tuần thì có đông người Việt tham gia còn không thì rất buồn (gần đây có một số nơi đông đảo người Việt sinh sống thì một số địa phương/công ty cho nghĩ Tết) Ở những nơi tổ chức Tết thì bày bán rất nhiều thức ăn Việt Nam và các chương trình văn nghệ…vv

Tuy nhiên với mình những cái Tết ở đây thật lạnh lẽo vì nó mang tính chất như hội chợ, nơi để người Việt gặp gỡ và làm sống lại hương vị Tết ngày xưa rồi sau đó ai nấy đều vội vã bước lên những chiếc xe hơi rồi lao lên những con đường cao tốc để về nhà cho kịp mai đi làm. Nơi đó có thể cách khu người Việt hàng giờ lái xe, ở đó có những người ng xóm Mỹ họ không biết thế nào là Tết, và Tết quan trọng đối với người Việt nam như thế nào đâu, có khi cũng chưa chắc gì có thể gặp được người láng giềng nào để chia sẻ với họ về niềm vui và sự thiêng liêng trong những ngày Tết của ta, vậy là đành lủi thủi vô nhà, nếu ai có gia đình đầy đủ thì còn đỡ, còn nếu chỉ có một mình thì tủi thân vô cùng.

 

Chí Dũng. 

Chí Dũng còn nhớ những ngày đầu đặt chân qua Mỹ, thành phố Oakland nơi có rất ít người Việt sinh sống, nhưng hầu như những gia đình Việt Nam ở đây rất gắn kết và thương yêu nhau. Dũng đã được những bạn học và gia đình của các bạn ở đây giúp đỡ và lo lắng rất nhiều trong những ngày đầu còn bỡ ngỡ.

Ngoài việc đưa đón đi học các bạn còn đưa Dũng đi chơi cho khuây khỏa, họ đưa Dũng tới những nơi mình chưa từng đặt chân tới bao giờ, nhưng kì thật dù có đẹp đến đâu Dũng cũng không vui được, vì những phong cảnh đẹp trước mắt Dũng hiện lên lúc ấy chỉ là những “bức tranh không hồn", vì tâm hồn lúc ấy đang hướng về quê hương, nơi có những người thân yêu của mình.

Năm đó cũng là năm Dũng có một cái tết khá tẻ nhạt và cô đơn, vì ở đó cuối đông rất lạnh, mỗi khi tan lớp đi trên đường vắng vẻ xa xa một dáng người, mà gió Đông cứ thổi ào ào, khiến cho những chiếc áo len mỏng như không che đủ ấm vậy, mà lúc đó Chí Dũng chỉ là một chàng trai mới lớn, còn hơi gầy và rất khờ khạo, Dũng chưa biết gì về sương gió cuộc đời cả, nên thấy cảnh vật vậy thì buồn lắm, vì đã quen với cuộc sống tấp nập và không khí gia đình ấm áp ở Việt Nam rồi.

 

Năm đầu tiên nghe những câu hát khiến anh thấm thía và nhớ mẹ cha vô cùng. 

Năm đầu khi sắp đến Tết, Dũng được một anh bạn tốt bụng người Việt Nam chở đến trường, trên xe anh mở lên một bài hát có câu “ Mẹ ơi, hoa Cúc hoa Mai nở rồi, mà con vẫn còn nơi xa…mẹ ơi, sớm chiều vườn rau vườn cà, mẹ biết cậy nhờ vào tay ai?...Dù cho xuân đã đi qua, dù cho Én từng bầy bay về ngàn, dẫu gì rồi con cũng về, chỉ bên mẹ là mùa xuân thôi” Lúc đó Dũng mới thật sự thấm thía và nhớ mẹ cha cùng các anh chị em của mình vô cùng.

Có lẽ những cái Tết vô vị và những ngày tháng buồn tẻ nơi xứ người đã phần nào khiến Dũng biết trân trọng hơn giá trị của tình yêu thương gia đình và truyền thống dân tộc.

 

Có lẽ những cái Tết vô vị và những ngày tháng buồn tẻ nơi xứ người đã phần nào khiến Dũng biết trân trọng hơn giá trị của tình yêu thương gia đình và truyền thống dân tộc.

Sau này dù có đi đâu Chí Dũng cũng không sao quên được những cái Tết ở quê hương nơi có cha mẹ, anh chị em và những người thương yêu nhất, và chỉ ở bên họ Dũng mới thật sự tìm thấy được mùa xuân và những cái Tết ý nghĩa một cách trọn vẹn.

Ngân An

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu