17:43 ngày 11/09/2024 | HOTLINE : 094.210.6666 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Quốc hội thông qua gói hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội 35.000 tỷ đồng

08:55 12/01/2022

(THPL) – Kết thúc hơn 4 ngày làm việc, kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội (QH) khóa XV, Quốc hội đã thông qua gói hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội với quy mô khoảng 350.000 tỉ

Theo báo Người lao động, sau 4 ngày rưỡi làm việc, kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội (QH) khóa XV, đã bế mạc vào chiều 11/1. Chủ tịch QH Vương Đình Huệ chủ trì phiên bế mạc kỳ họp.

Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cho biết tại phiên bế mạc chiều cùng ngày, QH đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô khoảng 350.000 tỉ đồng để chủ động trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và hỗ trợ kịp thời cho phục hồi, phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Với nghị quyết này, các gói chính sách tài khóa, tiền tệ, các chính sách khác sẽ triển khai trong 2 năm 2022-2023.

Đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: VOV

Nghị quyết xác định trong nhóm chính sách tài khóa, sẽ tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) tối đa 176.000 tỉ đồng. Trong đó, lĩnh vực y tế được phân bổ tối đa 14.000 tỉ đồng; cấp cho Ngân hàng Chính sách xã hội 5.000 tỉ đồng, bao gồm cấp bù lãi suất, hỗ trợ lãi suất cho đối tượng vay vốn và tăng hạn mức bảo lãnh Chính phủ đối với trái phiếu phát hành trong nước; đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở trợ giúp xã hội, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm 3.150 tỉ đồng. QH đồng ý giảm 2% (còn 8%) thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ như viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản…

Trong số 176.000 tỉ đồng chi cho đầu tư phát triển nêu trên, QH đồng ý bố trí hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40.000 tỉ đồng thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động khoảng 6.600 tỉ đồng; cấp vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch tối đa 300 tỉ đồng. QH cũng thống nhất bổ sung tối đa 113.550 tỉ đồng (nằm trong số 176.000 tỉ đồng) để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu…

Báo VOV đưa tin, tăng hạn mức bảo lãnh Chính phủ đối với trái phiếu phát hành trong nước cho Ngân hàng Chính sách Xã hội tối đa 38,4 nghìn tỷ đồng để cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm; học sinh, sinh viên; các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; cá nhân vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Về chính sách tiền tệ, sẽ điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; nghiên cứu, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5%-1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.

Bên cạnh đó tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, theo dõi sát diễn biến kinh tế, tiền tệ để có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phù hợp, đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Sử dụng tối đa 46.000 tỷ đồng từ các nguồn tài chính hợp pháp khác để nhập khẩu vaccine, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong trường hợp cần thiết...

Nghị quyết cũng cho phép áp dụng các chính sách khác để thực hiện Chương trình tập trung trong 2 năm 2022 và 2023. Như sử dụng khoảng 5.000 tỷ đồng từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để phát triển hạ tầng viễn thông, internet, trong đó sử dụng 1.000 tỷ đồng để trang bị máy tính bảng thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em”;

Đáng chú ý, để có nguồn lực thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợ chương trình, QH cho phép tăng bội chi ngân sách nhà nước trong 2 năm 2022-2023 bình quân 1%-1,2% GDP/năm, với mức tối đa 240.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó là phát hành trái phiếu Chính phủ; vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi nước ngoài theo hình thức hỗ trợ cân đối ngân sách...

Thảo Nguyên (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu