19:02 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Phú Thọ: Di sản Hát Xoan - Nét văn hóa hun đúc hồn quê đất Tổ

Huyền Chi | 09:42 13/11/2020

(THPL) - Theo dòng chảy văn hoá của dân tộc, những làn điệu dân ca luôn thể hiện một tính chất riêng, mang đặc trưng của mỗi vùng, miền. Với Bắc Ninh có dân ca Quan họ, Thái Bình có hát Chèo, Nam Trung Bộ có hát Bài Chòi hay Miền Tây Nam Bộ có Đờn ca Tài tử… Còn nhắc vùng đất tổ Vua Hùng – Phú Thọ, người ta nghĩ ngay tới hát Xoan - di sản văn hóa phi vật thể độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của người dân và gắn liền với nguồn gốc đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Theo lời kể của các nghệ nhân trong làng kể lại rằng: Hát Xoan có thời các vua Hùng, tồn tại hơn 2.000 năm và là di sản văn hóa dân gian. Hát Xoan hay còn được gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần. Thuở xa xưa, người Văn Lang thường hát Xoan vào mùa Xuân để chào đón năm mới. 

Nói về tên gọi hát Xoan, sách xưa cũng ghi lại rằng: Trên chặng đường tồn tại và phát triển, loại hình nghệ thuật này được rất nhiều người có vị thế và uy tín trong xã hội nâng niu, gìn giữ, trau dồi, phát huy và tạo điều kiện cho hát Xoan đi vào đời sống từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

Trong đó, có phần công lao lớn nhất của bà Lê Thị Lan Xuân – người mà phường Xoan truyền tụng như một ân nhân. Để tỏ lòng biết ơn với bà, các phường Xuân kiêng tên bà và gọi chệch đi là hát Xoan.

Hát Xoan hay còn được gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần. 
Thủa xa xưa, người Văn Lang thường hát Xoan vào mùa Xuân để chào đón năm mới. 

Cũng theo các nghệ nhân hát Xoan phường Kim Đức, chúng tôi được biết: Trải qua tiến trình phát triển của lịch sử, từ thời đại dựng nước Văn Lang đến nay hát Xoan vẫn tồn tại và đang hiện diện với nghệ thuật đặc sắc riêng biệt: Hát thờ Vua Hùng, vợ con, tướng lĩnh và các nhân vật tiêu biểu thời đại Hùng Vương; hát trước cửa đình và hát vào mùa xuân; hát lễ và hát đám.

Nét đặc sắc hơn cả của Hát Xoan là khi múa có hát và ngược lại khi hát có múa và trong âm vang tiếng nhạc cụ chỉ là một chiếc trống da… nên hát Xoan còn bảo lưu được nhiều yếu tố cổ thuộc tầng sâu của văn hóa dân gian thời đại bình minh lịch sử dựng nước của dân tộc.

Ông Nguyễn Đắc Thủy - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh Phú Thọ cho biết: "Hát Xoan là loại hình diễn xướng dân gian của người Việt ở Phú Thọ, các làng Xoan gốc đều là những ngôi làng cổ nằm trên địa bàn trung tâm nước Văn Lang như: Kim Đái, Phù Đức, Thét (phường Kim Đức), An Thái (xã Phượng Lâu), thành phố Việt Trì. Hát Xoan còn được gọi là khúc môn đình, tức là hát trong cửa đình là những đình thờ Hùng Vương cho nên lời ca của hát Xoan gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương"

Có lẽ, vì những giá trị những giá trị nổi bật, mà năm 2011, UNESCO đã đưa hát xoan vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Ngày 8/12/2017, UNESCO đã chính thức đưa hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Những nghệ nhân hát Xoan đang truyền dạy hát Xoan cho thế hệ trẻ 

Đây là trường hợp đầu tiên và duy nhất trên thế giới từ di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp được ghi nhận trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự kiện này cũng đánh dấu thành công bước đầu của tỉnh Phú Thọ và của cộng đồng đã nỗ lực, quyết tâm triển khai nhiều hoạt động nhằm khôi phục và phát triển loại hình văn hóa riêng độc đáo này.

Cũng trong câu chuyện với các nghệ nhân Hát Xoan, khiến tôi nhớ lại Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Xuân Hội, “trùm” phường xoan Kim Đức. Mặc dù, năm nay đã 70 tuổi nhưng nghệ nhân Nguyễn Xuân Hội vẫn đắm đuối với việc truyền dạy hát xoan cho các thế hệ sau.

Ông từng cho biết, gia đình ông bốn đời hát xoan, đời nào cũng cố gắng giữ gìn các bài xoan gốc. Bản thân ông được cha mình dạy hát xoan từ nhỏ, đến đời ông cũng đã có 30 năm hoạt động trong việc gìn giữ di sản hát xoan. Hiện nay, con trai và các cháu nội của ông vẫn tiếp tục được truyền dạy hát xoan và tham gia biểu diễn.

Đảm nhiệm vai trò “ông trùm” phường xoan, nghệ nhân Nguyễn Xuân Hội vẫn thường xuyên mở các lớp dạy hát xoan miễn phí tại nhà. Các nghệ nhân cao niên trong xã hằng ngày tập trung tại nhà ông để truyền dạy các bài xoan cổ cho lớp trẻ. Nhờ vậy, mà hát xoan đã trở thành nét đẹp trong sinh hoạt hằng ngày của người dân xã Kim Đức.

Suốt chiều dài lịch sử, hát Xoan đã được các thế hệ nghệ nhân nối tiếp nhau gìn giữ, hoàn thiện và truyền dạy, trở thành nghệ thuật dân gian hát múa phong phú với hình thức biểu diễn nghệ thuật vừa chặt chẽ vừa cởi mở. Chính nhờ hình thức nghệ thuật độc đáo này mà Hát Xoan Phú Thọ đã được cộng đồng đón nhận và trở thành định lệ trong nghi thức thờ thần tại khắp các không gian thờ cúng Vua Hùng ở Phú Thọ.

Huyền Chi

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu