07:24 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Ông lớn ngân hàng bắt đầu lên kế hoạch giảm lãi suất cho vay

| 18:43 14/10/2016

(DNVN) - Sau yêu cầu của Chính phủ về việc giảm lãi suất cho vay, các ngân hàng thương mại bắt đầu lên kế hoạch giảm lãi suất cho vay, đặc biệt ở các ngân hàng lớn.

Chủ tịch  Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Nghiêm Xuân Thành vừa cho biết từ ngày mai (15/10), ngân hàng sẽ đồng loạt giảm lãi suất cho vay với 5 lĩnh vực ưu tiên và cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Cụ thể, lãi suất cho vay ngắn hạn đồng loạt giảm về tối đa 6% một năm. Mức điều chỉnh này giảm 1% mỗi năm so với mặt bằng hiện nay. Riêng với các doanh nghiệp khởi nghiệp, do mức cho vay hiện từ 7% nên mức giảm có thể là 2% một năm.

Ảnh minh họa.

Thời gian áp dụng sẽ kéo dài đến hết 31/12/2016. Đối với các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, mức lãi suất cho vay có thể sẽ thấp hơn khoảng 5%/năm. Sang năm 2017, ngân hàng sẽ căn cứ theo tình hình kinh tế vĩ mô cũng như chính sách điều hành tín dụng của Ngân hàng Nhà nước để có phương án cụ thể.

Với động thái cắt giảm lãi suất trên, Vietcombank hiện là ngân hàng tiên phong trong việc đưa mặt bằng lãi suất cho vay giảm sâu, giúp doanh nghiệp có nguồn vốn tốt để sản xuất kinh doanh. 

Theo Chủ tịch HĐQT Vietcombank, đợt giảm lãi suất này sẽ làm giảm lợi nhuận của Vietcombank khoảng 100 tỷ đồng, nhưng sẽ mang lại tác động lớn tới hệ thống khi các ngân hàng khác, buộc phải vào cuộc để cạnh tranh, nếu không muốn bị mất khách hàng và giảm thị phần cho vay.

Trước đó, tại Nghị quyết số 89/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2016, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu