Nước ngoài làm được thì doanh nghiệp Việt cũng làm được
(THPL) - Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Zing.vn trao đổi với chủ tịch, CEO của các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu như Vingroup, Sungroup, FLC, THTrueMilk... về khát vọng Việt.
Tin liên quan
- Phân biệt digital marketing, online marketing, và social media marketing thế nào?
Phát triển thương hiệu: Doanh nghiệp được gì khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhất quán?
Phát triển thương hiệu: Chớ "sập bẫy" phiên bản tốt nhất của chính mình!
Phát triển thương hiệu: Con người và hệ thống - những điều cần biết
Tranh chấp bản quyền giữa “sói Wolfoo” và “lợn Peppa Pig” có thể tiếp diễn tại Mỹ
» Doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường thế giới qua Amazon
» Vì sao giải đấu PRB Golf Tournament 2019 hấp dẫn và thu hút nhiều doanh nghiệp Việt?
Theo thống kê, khối kinh tế tư nhân đang đóng góp 42% GDP, 53% cơ cấu vốn và 85% việc làm cho nền kinh tế. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhận định những năm vừa qua, kinh tế tư nhân ngày càng lớn mạnh, trở thành bộ phận quan trọng trong nền kinh tế.
Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tới nhận định những năm qua, kinh tế tư nhân đang nổi lên là một động lực quan trọng cho tốc độ phát triển các năm tiếp theo.
Nói với Zing.vn, các doanh nhân đồng tình cho rằng chỉ cần Đảng và Nhà nước quan tâm, động viên, khối kinh tế tư nhân sẽ ngày càng lớn mạnh, đóng góp hơn nữa vào sự phát triển chung của đất nước.
Những gì nước ngoài làm được thì người Việt cũng sẽ làm được
Ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup đánh giá khối kinh tế tư nhân của Việt Nam vẫn còn nhỏ. Tuy nhiên, với sự ủng hộ của tư duy đổi mới của Đảng và Chính phủ, chắc chắn khu vực này sẽ có sự phát triển mạnh mẽ.
“Tiềm năng còn lại rất lớn, quan điểm của chúng tôi là những gì các doanh nghiệp nước ngoài làm được thì người Việt chúng ta cũng sẽ làm được”, CEO Vingroup chia sẻ.
Phó chủ tịch Vingroup Nguyễn Việt Quang nhấn mạnh doanh nghiệp tư nhân Việt cũng có thể tạo ra những đột phá lớn nếu biết áp dụng khoa học, công nghệ vào vận hành. Nhất là khi Việt Nam cùng với thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
“Trong cuộc cách mạng 4.0 lần này, các công nghệ của chúng ta còn lạc hậu, năng suất lao động còn rất thấp, nếu chúng ta ứng dụng khoa học, công nghệ vào vận hành thì có thể tạo ra các đột phá lớn”, ông Quang chia sẻ.
Vingroup thành lập năm 1993, là tập đoàn đa ngành, được coi là doanh nghiệp tư nhân có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Giá trị vốn hóa tính đến ngày 11/10 là khoảng 390.000 tỷ đồng (khoảng 17 tỷ USD).
Mong chỉ đạo của Chính phủ xuống địa phương không bị cản trở
Ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group, cho rằng đóng góp của khối kinh tế tư nhân sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới, không chỉ dừng lại ở mức 42% GDP và 30% thu ngân sách.
Ngoài vai trò là động lực tăng trưởng, theo ông Trường, khối kinh tế tư nhân đã khẳng định được vị thế khi ngày càng tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào hầu hết lĩnh vực của nền kinh tế, từ công nghiệp chế tạo cho đến du lịch, dịch vụ.
“Khu vực kinh tế tư nhân không chỉ đóng góp đáng kể cho ngân sách quốc gia, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động mà còn góp phần thúc đẩy đất nước hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn, tạo những chuỗi giá trị sản xuất mới”, ông nói.
Dẫn ví dụ ở lĩnh vực hạ tầng hàng không, ông Trường chỉ rõ trước kia, xây hạ tầng hàng không đều do Nhà nước đảm nhận, thậm chí được xem như “độc quyền”. Đến nay, doanh nghiệp tư nhân đã tham gia xây dựng sân bay, điển hình là sân bay Vân Đồn do tập đoàn này đầu tư.
“Tư nhân giúp giải bài toán nhu cầu vốn rất lớn trong bối cảnh ngân sách Nhà nước eo hẹp”, ông Trường nói.
Theo ông, nguồn lực dồi dào, tinh thần khởi nghiệp, lòng yêu nước, đội ngũ doanh nhân Việt Nam sẽ là những nền tảng để hình thành nên các tập đoàn kinh tế mang thương hiệu quốc gia nhưng đạt tới tầm vóc quốc tế, đủ sức cạnh tranh toàn cầu.
Lãnh đạo doanh nghiệp này cũng đánh giá cao những cam kết và hành động của Đảng và Chính phủ thời gian qua trong việc nâng cao chất lượng thể chế pháp luật, năng lực quản trị Nhà nước, cải cách môi trường kinh doanh.
“Đó là những giải pháp mạnh mẽ chạm đúng những điểm nghẽn, vướng mắc lớn nhất hiện nay của khối doanh nghiệp tư nhân”, ông này nói.
Ông Trường mong muốn sẽ có những giải pháp quyết liệt hơn nữa về các vấn đề như chính sách huy động vốn, tín dụng, đất đai, hay chủ trương cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính… Đây là những nội dung sát sườn trong mọi hoạt động đầu tư kinh doanh.
Ngoài ra, ông mong muốn những chỉ đạo, giải pháp của Chính phủ đề ra sẽ được triển khai thông suốt, đồng bộ, tích cực từ trên xuống dưới, tránh việc xuống đến địa phương, cơ sở lại bị ách tắc, cản trở.
“Trong một môi trường đầu tư thuận lợi, những doanh nghiệp yêu nước như chúng tôi không có lý do gì lại không dốc sức, dốc lòng để cống hiến cho đất nước”, ông Đặng Minh Trường chia sẻ.
Cần chính sách thiết thực cho tư nhân phát triển nông nghiệp
Bà Thái Hương, Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á, nhà sáng lập Tập đoàn TH True Milk, cho rằng khối doanh nhân như những chiến sĩ thời bình trên mặt trận phát triển kinh tế.
Để tạo động lực cho khối tư nhân phát triển, bà Hương nhấn mạnh 2 yếu tố là thể chế chính sách và tinh thần doanh nhân.
Theo đó, để nuôi dưỡng khối kinh tế tư nhân ngày càng phát triển, Chính phủ cần có một thể chế chính sách tốt, thu hút doanh nghiệp làm ăn kinh doanh. Thể chế này cũng giúp khích lệ doanh nghiệp tận dụng những thế mạnh của đất nước để phát triển kinh tế.
Song song với đó, bà Thái Hương cho rằng Chính phủ cũng cần cổ vũ tinh thần dám nghĩ dàm làm, lập nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nhân trên cả nước. Bà nhấn mạnh chính sách tốt phải luôn đi liền với cổ vũ tinh thần doanh nhân thì mới đạt được hiệu quả.
“Động lực là phải nói đến 2 mặt: Thể chế chính sách và tinh thần doanh nhân. Thể chế chính sách mà làm theo sự vô cảm thì khó trở thành động lực”, bà chia sẻ.
Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á đánh giá những năm vừa qua, Chính phủ đã ngày càng quan tâm hơn đến khối kinh tế tư nhân ở cả thể chế chính sách và cổ vũ tinh thần. Bà cũng mong muốn các thể chế chính sách phải ngày càng thiết thực và thông thoáng hơn. Song song với đó là các chính sách hỗ trợ những ngành đặc thù như nông nghiệp.
Nhiều năm gắn bó với mảng nông nghiệp công nghệ cao, bà Thái Hương nhận định thể chế chính sách lĩnh vực này còn chưa đủ hấp dẫn, chưa khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư. Đến nay, số doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao có quy mô lớn vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trong khi đó, tiềm năng của ngành nông nghiệp còn rất lớn, rất cần đội ngũ doanh nhân tư nhân trong nước khai phá.
Để tận dụng được tiềm năng đó, bà Thái Hương đề xuất Chính phủ hoàn thiện các cơ chế chính sách thúc đẩy tư nhân đầu tư vào ngành nông nghiệp.
Bà cũng mong muốn Chính phủ sớm ban hành các chính sách ưu đãi về đất đai, làm thương hiệu, công cụ lao động, máy móc thiết bị, nguồn nhân lực… giúp doanh nghiệp dễ dàng cạnh tranh với những nền nông nghiệp phát triển lâu đời ở nước ngoài.
Mô hình hợp tác xã công nghệ cao với 2 chủ thể là doanh nghiệp và người nông dân cũng cần được hoàn thiện các thể chế cần thiết. Khi đó doanh nghiệp lo giống, khoa học kỹ thuật, thị trường… còn người nông dân cùng nhau tích tụ ruộng đất thông qua hợp tác xã.
“Như vậy cần có từng chính sách cho từng khung bậc khác nhau. Chính sách với hợp tác xã, chính sách với doanh nghiệp, chính sách với người nông dân…”, bà Hương nói.
Chưa tạo hành lang phát triển cho những doanh nghiệp tư nhân lớn
Bà Hương Trần Kiều Dung, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn FLC, nhắc đến lĩnh vực khó là hàng không để nói về dấu ấn của các doanh nghiệp tư nhân.
“Ngành hàng không có sự tham gia năng động của những thương hiệu tư nhân đang trở thành nhân tố thúc đẩy đổi mới cho ngành này về nhiều mặt. Từ đó mang lại cơ hội trải nghiệm dịch vụ hàng không chất lượng cho hàng triệu người”, CEO Tập đoàn FLC nói.
Rộng hơn, bà Dung cho rằng bức tranh tăng trưởng kinh tế Việt Nam những năm gần đây, có thể thấy dấu ấn của doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện đậm nét và có tác động lan tỏa ngày càng sâu rộng đối với toàn bộ nền kinh tế - xã hội Việt Nam.
“Sau hơn hai năm thực hiện Nghị quyết 10, khối doanh nghiệp tư nhân được bảo vệ hơn cũng như có sân chơi tốt hơn khi tham gia các lĩnh vực kinh tế”, bà Dung nhận định.
Tuy nhiên, CEO FLC cho rằng nếu nhìn từ thực tiễn hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp tư nhân hoạt động đa ngành, vẫn còn một số vướng mắc cần sự hỗ trợ của Chính phủ để tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi.
Trước hết, bà Dung nhìn nhận quy trình nội bộ của các cơ quan Nhà nước, có thể hiểu là sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan Nhà nước, các cơ quan chuyên môn của địa phương hay giữa các cơ quan trong cùng một bộ, ngành, đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ trương cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính của Chính phủ.
“Việc doanh nghiệp chờ vài tháng, hay thậm chí cả năm, để xin ý kiến trả lời từ các bộ, ngành là điều không hiếm. Điều đáng nói ở đây là không có bất cứ chế tài nào với các cơ quan nhà nước khi chậm trả lời doanh nghiệp”, vị này chia sẻ.
Trong khi đó, hệ thống pháp luật cũng còn nhiều quy định chưa rõ ràng, thiếu nhất quán, chứa đựng mâu thuẫn giữa quy định của pháp luật với những văn bản dưới luật. Từ đó, cả cơ quan Nhà nước và chính quyền địa phương đều gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc hướng dẫn nhà đầu tư triển khai dự án.
Bà Dung nhấn mạnh thực trạng này đang làm suy giảm tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh và cản trở cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, CEO FLC cho rằng Chính phủ cũng chưa có những giải pháp cụ thể để tạo hành lang phát triển cho những doanh nghiệp tư nhân lớn, đặc biệt là doanh nghiệp trong các lĩnh vực mũi nhọn, có thể đóng góp tối đa vào sự đi lên bền vững của nền kinh tế.
Theo bà Dung, các tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam chủ yếu được hình thành và phát triển sau một giai đoạn tích lũy, dựa vào vốn tự có và gần như chưa được Nhà nước hỗ trợ về mặt chính sách. Đặc biệt là các chính sách trong việc tiếp cận những nguồn lực quan trọng như lao động, thị trường, quyền kinh doanh, thông tin...
“Sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp FDI đôi khi vẫn còn hiện diện”, vị này nhận định.
Để giải quyết vấn đề này, CEO FLC mong muốn môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ tiếp tục có những thay đổi mang tính chiến lược. Đó là việc tiếp tục bãi bỏ độc quyền, đặc quyền ở các lĩnh vực không còn cần thiết phải giữ thế độc quyền của doanh nghiệp Nhà nước.
“Cần đảm bảo cơ chế kinh tế thị trường giữ vai trò quyết định trong việc huy động và phân bổ các nguồn lực để doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước có thể cùng nhau phát triển”, bà Dung bày tỏ mong muốn.
Doanh nghiệp cần thể chế, chính sách ổn định
Bà Đỗ Thị Kim Liên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn AquaOne (hay còn được gọi là Shark Liên khi tham gia chương trình Shark Tank Việt Nam), cho rằng tiềm năng của thị trường Việt Nam vẫn còn rất rộng lớn, đó là dư địa quan trọng để khối doanh nghiệp tư nhân tận dụng và vươn lên trong thập kỷ tới.
“Thị trường Việt Nam với 100 triệu dân, dân số trẻ và thu nhập không ngừng tăng lên. Các doanh nghiệp khổng lồ thế giới đang nhìn vào Việt Nam với ánh mắt long lanh rất thèm khát”, bà Liên nói.
Bà Liên nhấn mạnh kinh tế tư nhân là nòng cốt, động lực của nền kinh tế. Việc Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm đến khối kinh tế tư nhân là chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Tuy nhiên, bà cho rằng vẫn còn những vấn đề đặt ra cần thay đổi. Điển hình là việc ổn định thể chế, chính sách cho doanh nghiệp. Bà nêu thực trạng một số chính sách thay đổi khiến doanh nghiệp “không kịp trở tay”, làm ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển bền vững.
“Chúng tôi có thể huy động được nguồn vốn nhưng phải có cơ chế để an tâm xây dựng một cách bền vững trong lĩnh vực. Như vậy chúng tôi mới có thể vừa đưa sản phẩm tốt nhất đến người dân, vừa có lợi nhuận để tồn tại”, bà Liên chia sẻ.
Bà đề xuất những người làm chính sách cần có thực tiễn, xuống tận cơ sở để lắng nghe người dân và doanh nghiệp. Như vậy các chính sách mới đi vào cuộc sống và lâu dài.
Theo Zing.vn
Tin khác
-
Việt Nam nỗ lực phát triển nhân lực đáp ứng công nghệ cao và chuyển đổi số quốc gia
-
Hàng trăm sản phẩm đặc sản, OCOP hội tụ, phục vụ người tiêu dùng dịp Tết tại TP. Hồ Chí Minh
-
Hà Nội nằm trong top 50 thành phố tốt nhất thế giới năm 2025
-
Miền Bắc sẽ rét buốt kèm mưa phùn vào dịp Tết Nguyên Đán 2025
-
4 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam sắp đi vào hoạt động
-
Cô Tô: Xuân biên cương, Tết hải đảo ấm lòng dân bản
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
(TH&PL) – Ngày 18/1, nguồn tin từ Công an Thanh Hóa cho biết cơ quan này vừa khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng về hành vi trốn thuế hơn 2,1 tỷ...18/01/2025 21:43:25Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
THPL - Ngày 18/01/2025, UBND TP Hà Nội đã chính thức phê duyệt đề án tổng thể về quản lý hệ thống camera giám sát tập trung, nhằm nâng cao...18/01/2025 15:36:14TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
THPL - Ngày 18/1, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã thông báo về lịch chạy tàu metro 1 (Bến Thành - Suối Tiên) phục vụ nhu cầu đi lại của người...18/01/2025 15:37:39Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
THPL - Ngày 19/1 sắp tới, TikTok có khả năng sẽ ngừng hoạt động tại Mỹ, ảnh hưởng đến hơn 170 triệu người dùng.18/01/2025 15:39:16
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024
- XSMN thứ 2 nhanh nhất