Những nghệ nhân làm "hồi sinh" nghề dệt ở Khuôn Thê
(THPL) - Trước nguy cơ mai một trang phục truyền thống, phụ nữ người Nùng ở thôn Khuôn Thê (xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đã khôi phục nghề dệt thổ cẩm bằng những lớp truyền dạy cho người trẻ, tạo việc làm với thu nhập ổn định.
Tin liên quan
- Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
Hoa Kỳ áp biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
Phú Thọ: Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Mường được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
» Nghệ nhân Quốc gia Nguyễn Hồng Phong: Tình yêu và sự đam mê với nghề
» Kỉ niệm 10 năm thành lập Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam: Phát huy tâm đức và tài năng của nghệ nhân, doanh nhân trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Lớn lên với nghề dệt lâu đời ở Khuôn Thê - nơi các bà, các mẹ đều biết dệt và dệt khéo. Thế nhưng, chưa bao giờ bà Nông Thị Thao lại cảm thấy tiếc nuối như bây giờ. Cả thôn có tới 104 hộ đều là người Nùng nhưng chỉ còn sót lại vài ba chiếc khung dệt vải, phần vì không có người làm, phần cũng vì kinh tế thị trường đã khiến nghề dệt không tìm được chỗ đứng.
Với bà Thao, nghề dệt chính là tuổi thơ và là một phần trong cuộc sống không thể thiếu của người Nùng. Bà Thao chia sẻ: “Cũng như bao thiếu nữ Nùng nơi đây, từ khi lên ba, bà Thao đã quen với cây thoi, khung cửi được làm từ gỗ, tre, nứa. Từng tấm vải tuyệt mỹ cứ thế qua đôi bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ được hoàn thiện, nghề dệt cũng theo đó truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, trở thành một nghề truyền thống của dân tộc”.
Bà Thao không nhớ mình đã dệt bao nhiêu tấm vải, tấm chăn. Chỉ nhớ rằng, nhà nào cũng trồng bông trên khắp các triền núi, đến mùa thu hoạch, bông bung nở trắng xóa cả một vùng trời. Bông sau khi thu hoạch được quay vòng se sợi, sợi chỉ không được trau chuốt, nhẵn mịn và đều như bây giờ.
Là một trong 3 hộ còn giữ lại nghề dệt vải truyền thống ở Khuôn Thê, bà Hoàng Thị Phùng cho biết, thoạt nhìn qua trang phục của người Nùng ít họa tiết, nhưng khi làm lại rất cầu kỳ và tốn nhiều công sức. Bà kể: “Công đoạn se sợi và lên khung là kỳ công nhất và mất nhiều thời gian nhất. Việc cán bông và se sợi đòi hỏi sự tỉ mỉ, chú tâm mới tạo ra những sợi chỉ đều, đẹp. Nếu làm lâu năm thì chỉ mất vài tiếng sẽ xong, còn mới vào nghề thì mất cả buổi. Để dệt lên một tấm vải thì ít nhất vài ngày mới xong".
Vải sau khi dệt bằng khung cửi gỗ, người Nùng ở Khuôn Thê lại ngâm vào chum nước chứa lá cây chàm vài tháng cho đến khi lá nhàu nát. Tiếp đó, lọc lấy nước rồi trộn một ít vôi, nhân hạt đào phai giã nát và khuấy đều để tạo thành thứ nước hỗn hợp màu xanh lam đậm hay còn gọi là màu chàm. Trên các sản phẩm trang phục của người Nùng, hoa văn chủ yếu là các họa tiết hình tròn, bố cục cân xứng, mô phỏng lại mặt trời, ngôi sao với nhiều màu sắc rực rỡ…
Còn với chị Hoàng Thị Len, khó khăn lớn nhất từ nhu cầu thị trường đến bài toán kinh tế đầu ra. Thế nhưng, chị vẫn cùng vận động các hộ gia đình duy trì và gìn giữ nghề dệt vải, nhuộm chàm và thêu thùa của dân tộc mình.
Chị Len nhấn mạnh: “Đã là đồ thủ công thì đều phải làm bằng tay, làm thủ công trong đó chứa đựng tâm huyết và công sức của người đồng bào. Bài toán kinh tế dù khó khăn nhưng vẫn phải giữ mạch nguồn văn hóa truyền thống của làng. Có như vậy, lớp lớp thế hệ trẻ người Nùng ở Khuôn Thê mới được ngắm nhìn những bộ trang phục Nùng làm ra bởi đường chỉ rất chắc chắn, màu vải chàm không phai, hoa văn độc đáo đậm nét dân tộc, đường thêu điêu luyện và mềm mại”.
Ông Lê Đức Vân, Bí thư Chi bộ thôn Khuôn Thê cho biết: Sản phẩm vải dệt ở Khuôn Thế rất độc đáo, từng đường kim, mũi chỉ đều mềm mại, hoa văn uyển chuyển đặc sắc. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất sau khi hồi sinh nghề truyền thống chính là quy mô sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu, chỉ sản xuất mang tính nhỏ, lẻ, phạm vi gia đình. Trong thời gian tới, Chi bộ sẽ tham mưu, đề xuất thêm nhiều biện pháp góp phần tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn và phát triển nghề truyền thống. Đồng thời cũng tăng cường quảng bá các sản phẩm do bà con làm ra, để trở thành sản phẩm hàng hóa, từ đó khôi phục mạnh mẽ nghề dệt truyền thống của người Nùng nơi đây.
Đỗ Khuyến
Tin khác
-
Peugeot ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ trong tháng 11
-
Việt Nam đã chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ đầu năm đến nay
-
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
-
Kia K5 và Kia Sorento được ưu đãi đặc biệt gần nửa tỷ đồng
-
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 21/11: Vàng trong nước bật tăng mạnh
Dự báo thời tiết ngày 21/11: Bắc Bộ se lạnh, Trung Bộ có mưa to
(THPL) - Khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm không mưa, ngày nắng; đêm và sáng sớm trời rét. Trong khi đó, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến...21/11/2024 07:48:11Hơn 300 doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh chung tay kích cầu du lịch
(THPL) - Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố...20/11/2024 23:24:576 ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại CaraWorld
(THPL) - Sáng ngày 20/11/2024, tại Trung tâm hội nghị sự kiện Gem Center (Tp. HCM) đã diễn ra Lễ ký kết đối chiến lược phát triển dự...20/11/2024 20:29:02Từ 1/1/2025, áp dụng lộ trình tiêu chuẩn khí thải mới
(THPL) - Ngày 19/11/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg, quy định lộ trình áp dụng các mức tiêu...20/11/2024 17:32:17
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
(THPL) - Ngày 19/11/2024, Vingroup được vinh danh là 1 trong 10 "Nơi làm việc Tốt nhất Việt Nam" năm 2024, do mạng Cộng đồng nghề nghiệp Anphabe công bố. Đặc biệt, Vingroup tiếp tục giữ vững ngôi vị hàng đầu "Nơi làm việc Tốt nhất theo ngành” trong các lĩnh vực trọng điểm gồm: Ô tô, Bất động sản, Giáo dục, Y tế và Nghỉ dưỡng. - Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- BIDV nhận giải thưởng “Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất – Nhóm ngành...