18:32 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Nhiều thách thức trong mục tiêu tăng trưởng 6,8% năm 2020

Diệu Huyền | 07:56 17/01/2020

(THPL) - Sáng 16/01/2020, tại Hà Nội, VEPR đã tổ chức Tọa đàm công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV và cả năm 2019. Theo báo cáo của VEPR, kinh tế Việt Nam năm 2019 ghi nhận nhiều điểm sáng: GDP tăng trưởng 7,02%, khu vực sản xuất tiếp tục mở rộng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng 11,8% so với năm trước, lãi suất liên ngân hàng biến động mạnh trong năm 2019 nhưng theo chiều hướng giảm dần...

Theo báo Doanh nghiệp Việt Nam, đánh giá về triển vọng kinh tế năm 2020, PGS. TS Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng VEPR dự báo rằng, quý I/2020 tăng trưởng GDP của Việt Nam là 6,33%; quý II đạt 6,27%; quý III đạt 6,58%; quý IV đạt 6,64% và cả năm sẽ đạt 6,48%”. Trong khi đó, mới đây, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, theo đó tăng trưởng GDP đạt 6,8%; CPI bình quân dưới 4%.

Nhóm nghiên cứu của VEPR cho rằng, những mục tiêu của năm 2020 có thể đạt được. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ cần rất nhiều nỗ lực để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,8% và lạm phát dưới 4% do những bất ổn địa chính trị trên thế giới có ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế trong nước.

PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đánh giá, nguy cơ lạm phát năm 2020 sẽ lớn hơn năm ngoái và tăng trưởng GDP sẽ thấp hơn, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% là tương đối thách thức.

 Tọa đàm công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV và cả năm 2019 (Ảnh: Internet)

Theo tạp chí Viettimes, trong báo cáo công bố tại buổi tọa đàm, VEPR dự báo mức tăng trưởng GDP cho năm 2020 chỉ dừng ở mức 6,48%.

Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào FDI, kết quả gỡ bỏ rào cản thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Theo VEPR, việc đối xử với các quốc gia trong thương mại quốc tế là một trong những vấn đề lớn của Việt Nam trong năm 2020. Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn, trong khi Mỹ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Bên cạnh đó, lãi suất liên ngân hàng biến động mạnh trong năm 2019, theo chiều hướng giảm dần. Việt Nam cần xây dựng hành lang pháp lý minh bạch và cụ thể theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế để khuyến khích doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.

Diệu Huyền

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu