Nhiều doanh nghiệp thiếu hụt nguồn lao động có tay nghề
(THPL) - Tại các địa phương, sau khi kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, nhu cầu tuyển dụng lao động trong các nhóm ngành tăng đột biến, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động khá trầm trọng, nhất là ở các tỉnh, thành phố công nghiệp.
Tin liên quan
- EVFTA là đòn bẩy thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam – Ba Lan
Giải pháp xúc tiến thương mại, tận dụng các ưu đãi từ FTA VN – EAEU
6 sự kiện nổi bật của ngành hải quan trong năm 2024
Doanh nghiệp ngành dệt công bố thưởng tết, bình quân đạt hơn 18 triệu đồng/người
Công nghiệp chế biến chế tạo là lực đẩy trong mở rộng sản xuất và xuất khẩu
» Thiếu hụt lao động có thể tăng vào nửa đầu năm 2022
» Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra ghi nhận mức lãi khủng trong quý II/2022
» Doanh nghiệp Việt cần có chiến lược lâu dài để giữ vững thị trường xuất khẩu
Hoạt động sản xuất, kinh doanh dần phục hồi và đi vào quỹ đạo, song nhiều doanh nghiệp hiện đang gặp trở ngại về việc thiếu hụt nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có tay nghề, chất lượng cao.
Báo Công Thương đưa tin, ông Phạm Quang Anh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH May mặc Donny cho biết, công ty luôn có nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề và tay nghề cao với mức lương, chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Người lao động hiện nay có nhu cầu ứng tuyển khá nhiều nhưng để đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp về chất lượng tay nghề vẫn còn thiếu. Đặc biệt là công nhân ngành may mặc.
Theo ông Phạm Quang Anh, công nhân may có tay nghề cao được doanh nghiệp tuyển dụng quanh năm. Vì không chỉ có doanh nghiệp của ông mà đa số các công ty may trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đều có mong muốn tuyển dụng được họ. Ngoài việc trả lương hấp dẫn, xứng đáng với tay nghề, công ty cũng tạo điều kiện để người lao động có thể phát triển bản thân, nâng cao thu nhập tối đa và các chế độ đãi ngộ, thưởng đảm bảo.
Tương tự, với ngành da giày, ông Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch Hiệp hội da giày TP. Hồ Chí Minh cho rằng các doanh nghiệp không biết tìm đâu ra lực lượng lao động đã qua đào tạo."Giờ chỉ cần 300 lao động giày da được đào tạo nhưng hỏi các trường đều không đủ”, ông Khánh cho biết
Báo Nhân dân đưa tin, theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Ðức Giang, không chỉ ngành dệt may mà tất cả ngành công nghiệp, dịch vụ khác cũng rơi vào tình trạng thiếu lao động. Riêng dệt may không phải thiếu trên phương diện tổng thể mà thiếu mang tính cục bộ tại một số địa phương. Chẳng hạn, dệt may đang thiếu lao động ở các thành phố lớn bởi đại dịch COVID-19 năm 2021 tạo nên "làn sóng" chuyển dịch lao động về các địa phương, cho đến nay, lượng lao động quay trở lại làm việc vẫn chưa đạt so nhu cầu của ngành. Hiện tượng thiếu lao động còn xảy ra ở một số lĩnh vực then chốt của ngành như kéo sợi, dệt nhuộm làm ba ca... Trong quý III này, dự báo số lượng lao động sẽ ổn định dần và không bị thiếu như trước.
Theo ông Nguyễn Đức Huy - Giám đốc Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, thời điểm này, nhu cầu tuyển dụng tại doanh nghiệp hiện nay rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực, trình độ khác nhau. Đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, Khu Công nghệ cao thành phố có nhiều biến động. Nhu cầu lao động của các doanh nghiệp tập trung ở các lĩnh vực thiết kế máy tự động hóa, thiết kế điện, chuyên viên, nhân viên gia công cơ khí, điện, điện tử…
Ông Trần Chí Dũng - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH trường hàng không và logistics Việt Nam cho rằng, một trong các giải pháp giải quyết vấn đề đào tạo nhân lực công nghệ cao chính là thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. “Chúng tôi mong muốn doanh nghiệp đồng hành với nhà trường ngay từ khâu thiết kế chương trình, mở ngành đào tạo mới, đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, cử chuyên gia hướng dẫn sinh viên thực hành để sớm tiếp cận công nghệ mới ngay trên giảng đường, rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và thực tiễn, để sinh viên khi ra trường có thể hòa nhập, thích ứng nhanh với môi trường sản xuất, kinh doanh hiện đại”, ông Trần Chí Dũng nhấn mạnh
Trước đó theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đợt dịch COVID-19 thứ tư có khoảng 2,2 triệu lao động về quê tránh dịch ồ ạt, làm đứt gãy nguồn nhân lực phục hồi sản xuất. Bên cạnh đó, các địa phương đều có khu công nghiệp thu hút lao động tại chỗ, thu hẹp luồng dịch chuyển lao động đến các đô thị lớn, khu công nghiệp tìm việc như trước đây. Sau đại dịch, nhiều lao động cũng có xu hướng chuyển đổi việc làm, về quê sinh sống để hạn chế chi phí.
Ðối diện bài toán thiếu hụt trong tuyển dụng lao động, các địa phương đã chỉ đạo tăng cường hoạt động của các sàn giao dịch việc làm và tổ chức Ngày hội việc làm để kết nối cung cầu lao động. Ðồng thời, kết nối các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng với các trường đại học, cao đẳng, đào tạo nghề để lên kế hoạch đào tạo ngành nghề phù hợp và có địa chỉ đầu ra,...
Các doanh nghiệp cũng rà soát, dành nguồn vốn thích đáng đầu tư máy móc, thiết bị tự động hóa để tiết giảm lao động, có chính sách dài hơi thu hút và giữ chân người lao động; tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao tay nghề; chăm lo đời sống tinh thần, lợi ích của người lao động.
Minh Anh (t/h)
Tin khác
-
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
-
Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
-
TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
-
Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
-
Nghề trồng đào Nhật Tân được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
-
Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia...18/01/2025 09:34:51Tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân
Trong thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam, Hà Nội và TP HCM, đã đạt mức báo động cao, liên...18/01/2025 09:33:13EVNNPC công bố kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
(THPL) - Mới đây, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã có thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai...18/01/2025 08:52:51Ngành tiêu còn nhiều triển vọng tích cực trong năm 2025
(THPL) - Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại. Năm 2025, sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục giảm...17/01/2025 21:15:34
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024