Ngành dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024
(THPL) - Từ con số khiêm tốn chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, ngành dừa đã phát triển mạnh mẽ, đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.
Tin liên quan
- Việt Nam còn nhiều dư địa xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
Hum ra mắt thực đơn fine dining Hum Signature: Dấu son mới cho ẩm thực thực vật
Việt Nam thu về hơn 700 triệu USD từ xuất khẩu phân bón năm 2024
Xuất khẩu hàng hoá còn đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2025
Năm 2024, xuất khẩu cà phê lập kỷ lục 5,48 tỷ USD
» Doanh nghiệp cần lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang Trung Quốc
» Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh thực thi các FTA
» Việt Nam đã xuất khẩu hơn 90.000 tấn quế, thu về gần 250 triệu USD
Ngày 13/12, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường tổ chức diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa”.
Diễn đàn nhằm thúc đẩy kết nối giữa các bên trong chuỗi giá trị dừa, từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã nông dân nắm bắt các yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm và thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Đồng thời hướng tới phát triển bền vững ngành dừa Việt Nam.
Tại diễn đàn, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, dừa Việt Nam đang trở thành mặt hàng xuất khẩu với giá trị cao. Các sản phẩm chế biến từ dừa đang có tiềm năng lớn để gia tăng giá trị của cây dừa, tăng thu nhập cho người dân. Theo thống kê, 30% diện tích dừa đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, 30% được cấp mã số vùng trồng.
Với diện tích gần 200.000 ha, dừa đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại các tỉnh duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Từ con số khiêm tốn chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, ngành dừa đã phát triển mạnh mẽ, đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.
Những bước tiến tích cực như việc Hoa Kỳ và châu Âu chấp thuận dừa Việt Nam, cùng quá trình đàm phán với Trung Quốc về xuất khẩu chính ngạch, đã tạo ra tiền đề lớn cho sự mở rộng thị trường và phát triển bền vững của ngành dừa.
Riêng với thị trường Trung Quốc, đây là thị trường rất quan trọng của dừa, hàng năm nước bạn tiêu thụ 4 tỷ quả dừa, trong đó có khoảng 2,6 tỷ quả tươi… Trong khi nhu cầu lớn nhưng năng lực sản xuất của Trung Quốc còn hạn chế, đây chính là cơ hội cho quả dừa của Việt Nam.
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư cho phép dừa tươi xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Đây là bước ngoặt quan trọng, mở ra cơ hội to lớn cho dừa tươi Việt Nam chinh phục thị trường tỷ dân.
Nhận định về cơ hội và thách thức tại thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Phong Phú, Giám đốc kỹ thuật Công ty Vina T&T Group - một trong những doanh nghiệp xuất khẩu trái cây hàng đầu của nước ta đánh giá, thị trường Trung Quốc đem đến nhiều cơ hội lớn cho xuất khẩu dừa Việt Nam, nhưng cũng tiềm ẩn không ít thách thức.
Về thuận lợi, Trung Quốc là thị trường đông dân, nhu cầu cao đối với các sản phẩm từ dừa, đặc biệt là dừa tươi, nước dừa, dầu dừa và các sản phẩm chế biến từ dừa. Với vị trí địa lý gần gũi, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về chi phí vận chuyển so với các đối thủ từ Đông Nam Á và châu Phi. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi về giảm thuế và đẩy mạnh giao thương. Việt Nam là quốc gia có sản lượng dừa lớn, đặc biệt từ Bến Tre và các tỉnh miền Tây, đảm bảo khả năng cung cấp ổn định cho thị trường.
Tuy nhiên, ông Phú cho rằng, xuất khẩu dừa sang Trung Quốc cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Trung Quốc ngày càng nâng cao tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật, chất lượng và an toàn thực phẩm. Sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước sản xuất dừa khác như Thái Lan, Indonesia, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải cải tiến sản phẩm và giữ giá hợp lý...
Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu dừa và các sản phẩm chế biến từ dừa sang thị trường Trung Quốc, ông Ngô Xuân Nam – Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam khuyến nghị, dừa tươi xuất khẩu gồm dừa có vỏ xanh và dừa đã gọt vỏ, phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật, các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Ngoài ra, các vùng trồng và cơ sở đóng gói dừa phải được đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt trên cổng CIFER.
Ngoài việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt và các chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, doanh nghiệp trước khi xuất khẩu phải lấy mẫu 2% để kiểm tra. Sau 2 năm, nếu không có vi phạm, doanh nghiệp sẽ được giảm còn 1%.
Nói thêm về thị trường Trung Quốc, ông Nam thông tin, Trung Quốc không có chính sách MRL mặc định, không áp dụng các tiêu chuẩn của các thị trường khác hay Tiêu chuẩn của CODEX. Thay vào đó, phía bạn cập nhật quy định 2 năm một lần và liên tục bổ sung các MRL mới. Xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc năm 2024 dự kiến đạt 250 triệu USD, chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành. Đây là thị trường nhiều tiềm năng với ngành dừa.
Không chỉ Trung Quốc, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam khuyến nghị doanh nghiệp quan tâm đến các thông báo của thị trường EU. Trong năm 2024, thị trường này có 3 thông báo thay đổi MRL của các hoạt chất: Fenbuconazole, Penconazole và Zoxamide.“Dù xuất khẩu đi thị trường nào, chúng ta cũng phải tuân thủ tuyệt đối những yêu cầu của thị trường đó”, ông Nam nhấn mạnh.
Cũng đánh giá về ngành dừa, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho rằng, từ khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa dừa vào danh mục các cây công nghiệp chủ lực đã giúp ngành hàng dừa có sự thay đổi rõ nét. Tuy nhiên, khi các Hiệp định thương mại được ký kết, thuế suất xuất khẩu dừa giảm xuống còn 0% vừa là điều kiện thuận lợi vừa là thách thức nếu chúng ta không có chiến lược cụ thể. Do đó, hiện nay, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều chính sách phát triển ngành dừa, các địa phương cần tận dụng các chính sách này để hỗ trợ hoạt động sản xuất của người dân.
Về phía các doanh nghiệp Việt, trong nước đã có nguồn nguyên liệu chất lượng cao thì phải có chiến lược nâng giá bán sản phẩm ở các thị trường, để lấy phần gia tăng đó quay trở lại hỗ trợ giá mua cho người dân.
Tú Anh (T/h)
Tin khác
-
Hệ thống eCDT đã được triển khai rộng rãi tại 28 tỉnh, thành phố ven biển
-
Việt Nam còn nhiều dư địa xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
-
Hum ra mắt thực đơn fine dining Hum Signature: Dấu son mới cho ẩm thực thực vật
-
Sẽ định danh người bán trên sàn thương mại điện tử qua VneID
-
Chính phủ đề ra 12 nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 14/1: Nhẫn trơn và SJC lao dốc, USD hạ nhiệt
Dự báo thời tiết ngày 14/1: Bắc Bộ rét đậm, rét hại
(THPL) - Hôm nay 14/1, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này...14/01/2025 07:43:27Nha khoa SK: Dẫn đầu chất lượng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao
THPL - Nha khoa SK tự hào khẳng định vị thế là một trong những đơn vị nha khoa uy tín tại Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm, nha khoa không chỉ...14/01/2025 08:30:09Vượt Volvo, Toyota Camry 2.5 HEV TOP dành danh hiệu "Xe của năm 2025"
(THPL) - Danh hiệu "Xe của năm 2025" được trao cho Toyota Camry 2024 2.5 HEV TOP với tổng điểm 1.022 từ 32 thành viên Hội đồng Giám khảo. Đây cũng là...13/01/2025 21:14:43Móng Cái: Chiến sĩ biên phòng cùng dân bản vui xuân đón Tết cổ truyền
Trong không khí rộn ràng của mùa Xuân đang về, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh (BĐBP) đã tổ chức Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng...13/01/2025 19:09:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc “đỉnh của chóp”
(THPL) - Ngay sau màn ra mắt ấn tượng khu phố thương mại đầu tiên tại Móng Cái (Quảng Ninh) vào ngày 24/12, Vinhomes Golden Avenue tiếp tục chơi lớn khi chiêu đãi cư dân và du khách một gala âm nhạc “đỉnh của chóp” vào ngày 28/12 tới với sự góp mặt của dàn nghệ sĩ đình đám. Đặc biệt, dịp này khách hàng đặt cọc nhà phố tại dự án sẽ có cơ hội vàng rinh về chiếc VF 9 Plus đẳng cấp trị giá hơn 2 tỷ đồng. - Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
- LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
Năm 2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) tạo nên “cú hích” ngoạn mục khi lần đầu tiên ghi tên mình vào câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ đồng. Kết quả này không chỉ là con số biết nói về sức khỏe tài chính của Ngân hàng, mà còn cho thấy tầm nhìn đúng đắn, chiến lược kinh doanh sắc bén và khả năng thích ứng linh hoạt trong bối cảnh kinh tế đầy biến động. - BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2024
- Cường Thành E&C và Bạch Đằng tạo dấu ấn tại Triển lãm Quốc phòng 2024