09:41 ngày 25/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Lễ kỷ niệm 550 năm ngày Đại đăng khoa Hoàng Giáp, Tế tửu giám Nguyễn Như Uyên

Ngân An | 11:27 14/06/2019

(THPL) - Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức Lễ kỷ niệm 550 năm ngày Đại đăng khoa của Hoàng giáp, Tế tửu Quốc Tử Giám Nguyễn Như Uyên (1469 – 2019).

Nguyễn Như Uyên (1436 - ?) tên thụy là Chân Tính, người làng Hạ Yên Quyết (còn gọi là làng Cót), huyện Từ Liêm, nay là thuộc phường Yên Hòa, quận cầu Giấy, Hà Nội. Ông là vị thủy tổ và cũng là người mở đầu cho truyền thống hiếu học, khoa bảng của dòng họ Nguyễn làng Hạ Yên Quyết. Năm 33 tuổi, ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) tại khoa thi Kỷ Sửu, niên hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469), dưới đời vua Lê Thánh Tông. Trong suốt 30 năm làm quan với triều đình nhà Lê, Nguyễn Như Uyên đã trải qua nhiều chức vụ quan trọng như: Thượng thư Bộ Lại, Chưởng Lục bộ sự kiêm Quốc Tử Giám Tế tửu, Nhập thị Kinh diên…Ba lần cùng nhà vua đi chinh phạt Ai Lao, Lão Qua và Bồn Man, lập nhiều chiến công, ông được ban thái ấp, tước vị, lập nên cơ nghiệp ở Hạ Yên Quyết. Khi về trí sĩ, triều đình phong cho ông làm Thái bảo, tước Liêm Quận công.

 

PGĐ Nguyễn Văn Tú - khai mạc Lễ kỉ niệm.

 

Trung tâm trao tặng Trịch lục ghi sự kiện ông đỗ Hoàng giáp (Lịch triều Đại Việt Đăng khoa lục).

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, ông Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm HĐVHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho biết: “Qua những ghi chép của lịch sử, chúng ta có thể thấy Tiến sĩ, Quốc Tử Giám Tế tửu Nguyễn Như Uyên là người văn võ song toàn, học vấn uyên thâm. Lễ kỷ niệm 550 năm ngày Đại đăng khoa của ông là dịp để tôn vinh một tài năng, một nhân cách cao đẹp, có nhiều cống hiến cho quê hương đất nước, qua đó nêu tấm gương sáng, đề cao truyền thống hiếu học để con em chúng ta ngày nay học tập và noi theo”.

Ông Nguyễn Trung Thanh - chủ tịch Hội đồng gia tộc.

Tham dự Lễ kỷ niệm có đại diện lãnh đạo của Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; các nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học như Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Văn học, Viện Nghiên cứu Văn hóa (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam); Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long;  Quỹ Hỗ trợ bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Hà Nội… cùng hậu duệ dòng họ Nguyễn làng Hạ Yên Quyết và toàn thể cán bộ, công nhân viên Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Ngân An

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu