20:02 ngày 28/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Làng nghề Bích Chu: Lưu giữ tinh hoa của nghề mộc truyền thống

07:39 22/05/2022

(THPL) - Từ lâu, làng nghề mộc Bích Chu (xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã nổi tiếng khắp gần xa về kỹ thuật làm đồ gỗ. Những nghệ nhân nơi đây không chỉ làm ra đồ gỗ dân dụng bình dân như: tủ, giường, bàn ghế mà còn sáng tạo ra những đồ gỗ có giá trị mỹ thuật cao như tượng gỗ bày ở điện thờ, đình miếu, những bức đại tự sơn son thiếp vàng… mang đậm nét văn hóa truyền thống. Theo thời gian, làng nghề mộc Bích Chu ngày càng được các thế hệ gìn giữ, lưu truyền và tạo thành thương hiệu nổi tiếng khắp mọi miền Tổ quốc.

Theo sử sách ghi lại: Làng mộc Bích Chu thuộc đã có từ 400 năm về trước. Khởi đầu là sự xuất hiện của 8 ông thợ cả, các cụ chủ yếu đi làm đồ mộc cho các gia đình mới xây nhà và từ đó con cháu trong làng đi theo học nghề.

Trải qua nhiều thế hệ, những người theo nghề mộc trong làng ngày càng đông. Hằng năm cứ đến ngày mồng 6, mồng 7 tháng Giêng âm lịch cả làng lại tưng bừng mở hội tại nhà thờ ông tổ mộc, người dân trong làng gọi đó là ông Đỗ Ban. Trong nhà thờ ông tổ mộc còn giữ một chiếc thước mộc từ xa xưa, nó là kỉ vật nhắc nhở con cháu thế hệ sau về truyền thống làng nghề của mình.

Cũng theo lời kể của các nghệ nhân trong làng chia sẻ: Phần lớn, các hộ dân làng Bích Chu đều làm nghề mộc, trung bình mỗi hộ có 7-8 người thợ, nhiều doanh nghiệp mộc tập trung khoảng trên 30 người thợ sản xuất.

Những năm gần đây, sản phẩm làng nghề Bích Chu luôn được người tiêu dùng đánh giá cao cả về chất lượng lẫn mẫu mã. Hiện nay, sản phẩm của làng có mặt khắp các tỉnh trong nam ngoài bắc như Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Tuyên Quang, Phú Thọ...

Những năm gần đây, sản phẩm làng nghề Bích Chu luôn được người tiêu dùng đánh giá cao cả về chất lượng lẫn mẫu mã. 
Sản phẩm mộc qua đôi tay khéo léo của người thợ với óc sáng tạo đã trở thành những vật dụng độc đáo, quý giá

Sản phẩm mộc qua đôi tay khéo léo của người thợ với óc sáng tạo đã trở thành những vật dụng độc đáo, quý giá. Nhiều hiện vật còn lưu giữ trong các đình, chùa như cột kèo, kiệu …

Có dịp tới thăm làng mộc Bích Chu, chúng tôi không khỏi choáng ngợp bởi hình ảnh những ngôi nhà gỗ cổ được xây dựng và đục đẽo một cách tinh tế và tỉ mỉ từ chính những đôi bàn tay của những nghệ nhân chuyên cần và chịu khó. Đặc biệt, vào bất cứ thời điểm nào trong năm khi đặt chân tới làng mộc Bích Chu cũng đều nghe thấy tiếng rền rền máy chạy hòa lẫn tiếng đục đẽo lách cách nghe rất vui tai.

Trong tiếng đục đẽo lách cách nghe rất vui tai ấy, chúng tôi chợt nhớ tới nghệ nhân Phùng Văn Vàng - một trong những nghệ nhân làm mộc của làng Bích Chu được công nhận là nghệ nhân giỏi cấp quốc gia.

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về ông là sự mộc mạc, giản dị và đậm chất thôn quê. So với độ tuổi ngoài 70, trông ông có vẻ lam lũ, nước da đen sạm, bàn tay thô ráp. Thoạt nhìn bề ngoài, ai cũng nghĩ ông quê mùa, chậm chạp nhưng không ngờ qua cử chỉ, ông vẫn giữ cho mình một nét linh hoạt đến lạ thường. Ông được trời phú ban cho đôi bàn tay khéo léo và khối kiến thức tinh tường khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên.

Ông từng chia sẻ: Vốn sinh ra trong một gia đình nhiều đời làm mộc, nên ông đã được làm quen với cái tràng, cái đục, hương thơm nồng của những khúc gỗ trắc, gỗ mun cũng như là hương vị đặc trưng không thể lẫn với nơi nào của quê hương. Cái “máu” thợ mộc đã ngấm vào ông từ lúc nào không hay.

Từ năm 4 tuổi, ông đã làm quen với nghề và theo cha rong ruổi khắp nơi để làm nghề, học hỏi những cái hay, cái đẹp của các làng nghề mộc trong cả nước. Ngoài 20 tuổi, khi tay nghề cứng cỏi, anh mạnh dạn chuyển sang nhận công trình, dựng nhà cổ, đình chùa, miếu mạo. Và cứ như thế, tay nghề của ông nâng cao từng ngày và trở thành một ông chủ ở tuổi 30.

Sau nhiều thăng trầm của cuộc sống, làng mộc Bích Chu vẫn luôn được người dân coi trọng và giữ gìn. Không chỉ là nghề truyền thống giúp nuôi sống nhiều gia đình trong làng, làng mộc Bích Chu còn là thương hiệu để khi nhắc đến cái tên mộc Bích Chu người ta sẽ nghĩ ngay đến những hình ảnh của các món đồ gỗ được chạm khắc một cách tinh xảo, chuyên nghiệp và đẹp mắt.

Huyền Chi

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu