Làng nghề ấm ủ Sơn Vy - Phú Thọ: ''Những gì thuộc về văn hóa sẽ tồn tại mãi mãi''...
(THPL) - Nhắc tới mảnh đất Lâm Thao – Phú Thọ, nhiều người nghĩ tới các di tích lịch sử có giá trị từ xa xưa để lại. Cùng với đó là nhiều giá trị văn hóa tại các làng nghề truyền thống vẫn được người dân nơi đây lưu giữ và phát triển, trong đó có làng nghề ấm ủ Sơn Vy.
Tin liên quan
- Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
Hoa Kỳ áp biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
» Làng nghề đan lát Ba Đông, Phú Thọ: Còn mây tre thì còn nghề!
» Vĩnh Phúc: Người dân làng nghề Triệu Xá “kết duyên” cho mây, tre
Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng: Không biết nghề làm ấm ủ Sơn Vy có từ bao giờ, chỉ biết ngay từ thời phong kiến, những nghệ nhân giỏi nhất của làng đã được tuyển chọn để làm những chiếc ấm ủ cho vua chúa.
Những năm 1960 - 1970 là thời kỳ hưng vượng nhất của làng nghề ấm ủ. Già có việc của già, trẻ có việc của trẻ, mỗi người một công đoạn nhưng cả làng lúc nào cũng khẩn trương, tấp nập tham gia sản xuất ấm ủ.
Theo năm tháng, chiếc ấm ủ dần vươn ra khỏi lũy tre làng Sơn Vy, trở thành vật dụng không thể thiếu ở nhiều miền quê của dải đất hình chữ S và là món quà lưu niệm cho khách tham quan ở Huế, Hà Nội, Hải Phòng, Hội An. Thậm chí, những chiếc ấm ủ còn được xuất ngoại và rất được ưa chuộng ở Nhật Bản, Pháp, Mỹ…
Đến năm 2010, Sơn Vy đã được công nhận là làng nghề truyền thống, nghề ấm ủ dần thay đổi diện mạo, chuyển sang sản xuất quy mô hơn, đem lại sự ổn định và khấm khá cho nhiều hộ gia đình trong làng.
Hỏi thăm các nghệ nhân lâu năm trong làng, chúng tôi được biết: Ấm ủ được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Nứa thì dùng làm nan, rơm, bông vải vụn dùng làm lõi, ván xoan mỏng thì làm đáy, sơn keo để gắn và sơn ta dùng để quét màu trang trí.
Ấm ủ có nhiều kích cỡ, màu sắc khác nhau nhưng phổ biến là màu đỏ son. Nếu xét để tính giá thành thì cái ấm ủ chẳng “đáng” gì, nhưng có lẽ cái ấm ủ trở nên nổi tiếng bởi người ta tính đến công sức lao động cần mẫn và âm thầm của người thợ.
Quy trình làm ấm ủ phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ việc chọn nan, uốn vanh, lên khuôn, cắt ván gắn đáy, may túi nhồi bông, đánh bóng và sơn… Nhưng kể đến “dài hơi” vất vả nhất là lúc làm nan, người thợ lấy nứa cạo sạch tinh, cắt ngắn theo kích cỡ, vuốt nan, đem phơi khô vài nắng sau đó đem luộc lên, phơi lại rồi bó vào từng bó, đến lúc đem ra làm lại phải ngâm nước cho mềm nan để hạn chế mối mọt. Cũng bởi vậy mà chiếc ấm ủ Sơn Vy vẫn bền đẹp, giữ nguyên màu sắc dù tuổi thọ lên đến hàng chục năm.
Hiện Sơn Vi chỉ còn hơn 20 hộ giữ được nghề, trong đó có 03 hộ sản xuất chính. Có lẽ vì những biến động khắc nghiệt của thị trường, nghề ấm ủ dần mai một. Những người còn làm nghề đều đã trên 40 tuổi, lớp trẻ không có ai theo nghề. Lý do khiến người dân bung ra làm nghề khác bởi “đầu ra” không ổn định, thu nhập của người lao động thấp và đặc biệt là ấm ủ truyền thống dần bị “lấn lướt” bởi ấm ủ cách tân sơn mài, vỏ quả dừa, gỗ tiện...
Cũng trong câu chuyện với các nghệ nhân làm ấm ủ truyền thống tại Sơn Vy, chúng tôi nhớ lại câu chuyện mà nghệ nhân Nguyễn Văn Hảo từng chia sẻ: ''Những gì thuộc về văn hóa sẽ tồn tại mãi mãi'' . Bởi với ông Hảo nói riêng và làng Sơn Vy nói chung, mỗi chiếc ấm ủ không chỉ mang hồn cốt của dân làng mà nó còn được làm ra từ sự chăm chút và lòng tự hào tiếp nối của truyền thống của cha ông để lại.
Trong căn nhà nhỏ, chúng tôi được xem ông Hảo đưa đôi bàn tay thoăn thoắt, khéo léo lùa những sợi nan, vừa uốn vừa đan, chẳng mấy chốc chiếc ấm ủ đã thành hình.
Đến với làng Sơn Vy, tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất thủ công ấm ủ mới thấy hết sự đa dạng trong kiểu dáng và mẫu mã. Những sản phẩm ấm ủ được tạo ra dưới những đôi bàn tay lành nghề của các nghệ nhân trong làng khiến chúng tôi không khỏi thích thú và tò mò. Những sản phẩm này không chỉ làm vật dụng trong gia đình, mộc mạc đậm chất làng quê mà còn mang nét tự nhiên hết sức quyến rũ, có giá trị sử dụng và chứa đựng nhiều yếu tố mỹ thuật truyền thống.
Huyền Chi
Tin khác
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
-
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
-
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
(THPL) - Nằm trong lòng đại đô thị phức hợp Vinhomes Ocean Park 2, phân khu San Hô vừa là nguồn cung nhà ở chủ lực, vừa có chức năng thương...22/11/2024 11:55:22Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
(THPL) - Bộ Thương mại Mỹ (DOC) khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với sản phẩm vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ...22/11/2024 11:53:46
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt