07:19 ngày 29/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Khối thị trường CPTPP chiếm 27% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

17:15 16/01/2024

(THPL) - Theo VASEP, nếu như năm 2018, nhóm thị trường CPTPP chỉ chiếm 25% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thì tới năm 2023 con số này chiếm gần 27%.

Sau 5 năm thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) có hiệu lực (từ 14/1/2019), thủy sản là một trong những ngành có nhiều thay đổi tích cực nhờ tận dụng ưu đãi thuế quan trong thương mại với các nước thành viên. 

Theo đó, sự gia tăng xuất khẩu vào các nước thành viên CPTPP mạnh mẽ hơn so với các thị trường khác. Điển hình là Canada, Chile, Peru, Singapore, Malaysia. Australia... Thị phần của thủy sản Việt Nam trên các thị trường này tăng, cho thấy thế mạnh cạnh tranh đã được hỗ trợ nhờ Hiệp định CPTPP.

Đơn cử, tại Canada, thị phần thủy sản Việt Nam đã tăng từ 7-8% lên 10%, trong đó riêng tôm tăng từ 18% lên 25% và đứng số 1; cá ngừ cũng tăng từ 6% lên 11% và đứng thứ 3. Tại Australia, tôm Việt Nam chiếm thị phần áp đảo 70%, tăng gần gấp đôi so với 32% trước khi ký Hiệp định.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), với kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng từ 2,2 tỷ USD lên 2,9 tỷ USD năm 2022 và đạt khoảng 2,4 tỷ USD năm 2023, CPTPP là nhóm thị trường có tỷ trọng tăng trưởng tăng mạnh thứ 2, sau Trung Quốc. Nếu như năm 2018, nhóm thị trường CPTPP chỉ chiếm 25% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thì tới năm 2023 con số này chiếm gần 27%.

Khối thị trường CPTPP chiếm 27% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Ảnh minh hoạ

Hiện nay, các doanh nghiệp thủy sản đang tận dụng tốt cơ hội về thuế quan từ các FTA, do các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu từ trong nước và đáp ứng được quy tắc xuất xứ. Tuy vậy, bài toán đặt ra cho các ngành xuất khẩu của Việt Nam chính là đáp ứng các tiêu chuẩn xanh và bền vững tại các thị trường lớn. 

Do vậy, để tận dụng tốt các lợi thế cạnh tranh, bà Nguyễn Thị Thu Trang, đại diện VCCI cho rằng, các doanh nghiệp cần nhìn nhận việc này ngay từ những việc rất nhỏ, đơn cử các nước có thể yêu cầu giảm sử dụng các hóa chất trong nông nghiệp hay thủy sản. Vì vậy, việc này ảnh hưởng ngay đến hệ thống các tiêu chuẩn về dư lượng kháng sinh tối đa cho phép trong các sản phẩm nông thủy sản và các tiêu chuẩn đó ngày càng khắt khe hơn, tiến tới việc một số loại chất trước đây được sử dụng nhưng sau này có thể không được sử dụng nữa…Tiêu chuẩn xanh và bền vững là những tiêu chí không thể mặc cả và không “câu giờ” được, đến thời điểm có hiệu lực là phải tuân thủ, cho nên các doanh nghiệp phải chú ý, bà Trang lưu ý thêm.

Còn theo bà Nguyễn Thị Phương Dung, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ Hợp tác Quốc tế, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), dưới góc độ cơ quan Quản lý Nhà nước thì hiệp định CPTPP là “cú hích” để tái cơ cấu chuỗi sản xuất của toàn ngành thủy sản, từ việc tổ chức sản xuất thủy sản bền vững gắn với chế biến, thương mại, phát triển thị trường, đặc biệt là quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, thúc đẩy các hoạt động quản lý Nhà nước chuyên ngành.

Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường, thì các FTA nói chung và Hiệp định CPTPP càng được khẳng định vai trò, vị trí của mình. Tận dụng các FTA, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng mới; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc xuất khẩu là các hoạt động đang được các Bộ, ban, ngành, Hiệp hội, doanh nghiệp đẩy mạnh triển khai thực hiện.

Tú Chi (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu