Sacombank: Khách hàng là trọng tâm – nhân sự là nòng cốt
(THPL) - Tiếp tục định hướng hoạt động minh bạch, trách nhiệm và phát triển bền vững, năm 2018 đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của Sacombank với sự tăng trưởng ổn định về thị phần, phát huy tối đa lợi thế mạng lưới, đầu tư nền tảng công nghệ, hiện đại hóa sản phẩm dịch vụ (SPDV), nâng cao năng suất lao động và phát huy hiệu quả văn hóa doanh nghiệp cùng tư duy làm việc tích cực. Hướng đến năm 2019, với phương châm “khách hàng là trọng tâm, nhân sự là nòng cốt”, Sacombank tiếp tục hành trình tiên phong bằng tinh thần kiện toàn và tăng tốc, đột phá và sáng tạo để trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng hàng đầu Việt Nam và vươn tầm khu vực.
Tin liên quan
- Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
Giá vàng và ngoại tệ ngày 22/11: Vàng tăng tiếp, USD lên mốc 107
BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh
» Sacombank tăng tốc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
» Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi lãi suất 8,6%
» Sacombank rao bán 4 khối bất động sản hàng chục nghìn tỷ đồng
Khách hàng là trọng tâm
Mỗi khách hàng dù mới giao dịch lần đầu đã ngay lập tức được Sacombank áp dụng các chính sách chăm sóc phù hợp nhằm xây dựng một mối quan hệ lâu dài và hiệu quả cho các bên. Khởi đầu của mối quan hệ đó là việc tư vấn những giải pháp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng chứ không phải là vì KPI của bản thân cán bộ nhân viên (CBNV) hay lợi nhuận của Ngân hàng. Xem khách hàng như một người thân, nhân viên sẽ tư vấn những lợi ích tốt nhất dành cho khách hàng, tư vấn SPDV phù hợp nhất, tiết kiệm chi phí, nhiều lợi ích khi tham gia các chương trình khuyến mại, các chương trình ưu đãi giảm giá, trả góp lãi suất 0%… Đó không chỉ là mối quan hệ mua – bán đơn thuần, Sacombank thấu hiểu nhu cầu khách hàng để cung cấp tiện ích phù hợp, duy trì mối quan hệ để đồng hành cùng có lợi, cùng phát triển.
Những năm qua, Sacombank đã đầu tư mạnh mẽ cho nền tảng công nghệ hiện đại, với chi phí hàng trăm tỷ đồng nhằm xây dựng hệ thống quản lý quan hệ khách hàng, từ tiếp thị, chăm sóc, đưa ra sản phẩm mới đến tạo sự trải nghiệm khác biệt cho mọi đối tượng khách hàng, giúp tăng cường khả năng xử lý giao dịch, tối ưu hóa công tác chăm sóc khách hàng.
Với sự đầu tư đồng bộ, các điểm giao dịch của Sacombank đều được chuẩn hóa trong việc nhận diện, cơ sở vật chất hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất khi khách hàng đến giao dịch. Trong năm 2018, Sacombank đã triển khai hệ thống lấy số giao dịch tự động Smart Queue. Theo đó, khi khách hàng lấy số giao dịch qua máy Smart Queue thì các thông tin giao dịch của khách hàng sẽ được chuyển đến các giao dịch viên/chuyên viên tư vấn, giúp cho quá trình giao dịch được diễn ra nhanh chóng và tiện lợi hơn. Ngoài ra, Smart Queue cũng cho phép khách hàng đặt hẹn giao dịch thông qua website Sacombank hoặc ứng dụng Sacombank Pay. Khi thao tác đặt hẹn thành công, khách hàng sẽ nhận được một mã đặt hẹn (mã số hoặc mã QR). Đến giờ hẹn, khách hàng có mặt tại điểm giao dịch đã đăng ký, quét mã đặt hẹn tại quầy giao dịch điện tử, sẽ được nhận ngay số thứ tự giao dịch ưu tiên. Trường hợp khung giờ chọn đã có nhiều người đặt, khách hàng sẽ được thông báo để linh động chọn khung giờ khác. Khi hoàn tất giao dịch, khách hàng có thể đánh giá mức độ hài lòng của mình đối với Sacombank thông qua ứng dụng Sacombank Pay.
Không những thế, trong năm 2018, Sacombank đã đưa vào sử dụng hệ thống CRM, quản lý dữ liệu tập trung, phân tích thông tin cá nhân, lịch sử giao dịch… để thấu hiểu nhu cầu nhằm cung cấp thêm các SPDV phù hợp nhất đến khách hàng. CRM cũng giúp quản lý tập trung tiến độ, tình trạng, kết quả xử lý các yêu cầu, ý kiến của khách hàng nhằm cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ.
Nhân sự là nòng cốt
Năm 2018 vừa qua là thời điểm đánh dấu những nỗ lực mạnh mẽ và liên tục của Sacombank trên con đường khẳng định vị thế của mình. Sau hơn 27 năm không ngừng phát triển, Sacombank đã tạo dựng một nền tảng để phát triển bền vững không chỉ về tài chính, hệ thống quản trị, cơ sở hạ tầng mà cả việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng hàng đầu thị trường. Sacombank hiện đang giữ chân đội ngũ nhân sự với gần 18.700 CBNV bằng các chính sách thu hút nhân tài, chế độ đãi ngộ phù hợp và lộ trình thăng tiến minh bạch. Ngoài ra, Ngân hàng đã rất thành công trong việc xây dựng môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp và trung bình mỗi năm tuyển dụng thêm bình quân 2.400 nhân sự mới.
Với định hướng kiện toàn văn hóa doanh nghiệp lấy khách hàng làm trọng tâm, mỗi CBNV đều mang tinh thần phục vụ khách hàng không chỉ là khách hàng bên ngoài mà còn hướng đến khách hàng nội bộ. Sacombank khuyến khích xây dựng một môi trường làm việc cởi mở, hòa đồng, trân trọng và hỗ trợ nhau cùng mục tiêu chung của ngân hàng.
Năm 2018, Sacombank đã tổ chức rất thành công Hội thi “Tài năng Sacombank Stars” kết nối hơn 1.000 CBNV thể hiện tài năng và đã có hơn 1.000 tình huống chăm sóc khách hàng được chia sẻ. Ngoài ra, tháng 12/2018, Sacombank đã cải tiến trang tin nội bộ Hào khí Sacombank – đây được xem là phương tiện truyền thông nội bộ hữu ích và là sân chơi thú vị giúp CBNV giao lưu, kết nối và sẻ chia.
Tại Sacombank, CBNV ở các cấp bậc khác nhau đều được ghi nhận những đóng góp bằng các danh hiệu và chế độ phúc lợi cụ thể. Đồng thời, họ có cơ hội phát triển năng lực bản thân thông qua các khóa đào tạo chuyên sâu, quy hoạch kế thừa để bồi dưỡng lên vị trí tiềm năng. 99% cán bộ quản lý tại Sacombank được quy hoạch từ nguồn nhân sự nội bộ với thời gian trung bình được bổ nhiệm lần đầu tiến lên vị trí quản lý là 4 năm.
Ngân hàng luôn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn hàng đầu của thị trường. Cụ thể, đó là các khóa đào tạo trực tuyến, các hội thảo khoa học với mong muốn giúp nhân sự nhận diện được các thế mạnh cần phát huy cũng như những điểm còn hạn chế để củng cố, cải tiến năng lực, gia tăng năng suất lao động. Riêng năm 2018, Ngân hàng đã triển khai 286 khóa học cho hơn 14.962 CBNV cùng với 8 giáo trình mới được xây dựng, 241 kỳ thi và 78.800 lượt CBNV tham gia khóa thi.
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, kiến thức về cách giao tiếp, chăm sóc khách hàng, CBNV Sacombank còn được chăm lo về đời sống, được trau dồi, rèn luyện thể chất và nâng cao giá trị tinh thần. Trong năm 2018, Sacombank đã tăng 7% ngân sách lương để điều chỉnh thu nhập cho CBNV; đồng thời chi lương kích thích kinh doanh, thưởng danh hiệu… để khuyến khích CBNV đã nỗ lực mang lại hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng. Song song đó, Ngân hàng cũng triển khai các chương trình khảo sát mức độ hài lòng, chương trình quy hoạch phát triển đội ngũ lãnh đạo nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu được lắng nghe, thấu hiểu, nhu cầu được phát triển và thăng tiến của CBNV. Những chủ trương chính sách nêu trên đã góp phần không nhỏ trong công tác giữ chân, thu hút và phát triển nguồn nhân lực. Trong hoạch định tương lai, Sacombank đặt mục tiêu xây dựng thương hiệu từ chính nội hàm – tố chất của từng CBNV để góp phần đưa thương hiệu tuyển dụng, đào tạo của Ngân hàng được lan tỏa trên thị trường lao động nói chung và ngành tài chính – ngân hàng nói riêng.
Mỹ Quyên
Sacombank tăng tốc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi lãi suất 8,6%
Sacombank rao bán 4 khối bất động sản hàng chục nghìn tỷ đồng
Sacombank muốn bán hơn 81 triệu cổ phiếu quỹ
Sacombank đã xử lý 19.000 tỷ nợ xấu năm 2017, giảm xuống 4,28%
Cổ đông Sacombank không đồng ý đổi tên mã chứng khoán
Tin khác
-
Dự báo thời tiết ngày 25/11: Bắc Bộ đón không khí lạnh, trời chuyển mưa rét
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
TPHCM dẫn đầu khu vực phía Nam về số ca mắc sốt xuất huyết, đã ghi nhận một ca tử vong.24/11/2024 15:11:57Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt