Hà Nội tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
(THPL) - Tại Hà Nội, từ đầu năm 2021 đến nay, thành phố đã ghi nhận 82 trường hợp mắc tay chân miệng tại 28 quận, huyện, thị xã.
Tin liên quan
- Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Xóa nám, trẻ hóa da “thần tốc” với Meso Extra không kim - Làm đẹp chuẩn Y khoa
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Bí quyết chinh phục kỳ thi IELTS cùng The IELTS Workshop
» Số ca mắc chân tay miệng ở nước ta vẫn tăng nhanh
» Số ca mắc chân tay miệng tại Đắk Lắk có xu hướng gia tăng
» Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính từ đầu năm đến hết ngày 11/4, cả nước ghi nhận 18.436 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 4 trường hợp tử vong tại 3 tỉnh: Kiên Giang, An Giang và Long An.
So với cùng kỳ năm 2020, hiện số ca mắc tay chân miệng tăng 4,3 lần và gia tăng chủ yếu ở khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang. Tại Hà Nội, từ đầu năm 2021 đến nay, thành phố đã ghi nhận 82 trường hợp mắc tay chân miệng tại 28 quận, huyện, thị xã.
Theo ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tay chân miệng là dịch bệnh lưu hành thường xuyên trên địa bàn Hà Nội, hằng năm ghi nhận từ 1.000 đến 3.000 trường hợp. Thời gian gần đây, số ca mắc tay chân miệng có xu hướng gia tăng. Theo nhận định, dịch bệnh này có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới và chủ yếu gặp ở lứa tuổi nhỏ (dưới 5 tuổi chiếm hơn 90%).
Trước tình hình trên, để chủ động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung tâm Y tế triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng trong trường học.
Cụ thể là tăng cường tuyên truyền về các biện pháp phòng bệnh cho giáo viên, học sinh, đồng thời khuyến cáo phụ huynh khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh phải thông báo cho nhà trường và cơ sở y tế để có biện pháp cách ly điều trị kịp thời. Cùng với đó, hướng dẫn nhà trường các biện pháp xử lý môi trường để phòng, chống bệnh tay chân miệng như vệ sinh lớp học (sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập...) bằng xà phòng hoặc cloramin B theo quy định.
Ông Chử Xuân Dũng cũng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra, đôn đốc các cơ sở giáo dục trên địa bàn, đặc biệt là các trường mầm non, tiểu học và các nhóm trẻ, nhà trẻ gia đình cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng theo hướng dẫn của ngành y tế.
Các quận, huyện, thị xã; xã, phường thị trấn cần tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng cho cộng đồng (như vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi cho trẻ nhỏ...) để từ đó người dân hiểu và làm theo.
Được biết, bệnh tay - chân - miệng (TCM) ở trẻ em rất phổ biến và dễ lây lan. Bệnh có khả năng tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách bệnh TCM có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong.
Theo trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM cho biết, bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, chưa có vắc-xin dự phòng. Tháng 3, 4 hằng năm là thời điểm bệnh TCM tăng.
Tại các Bệnh viện Nhi đồng 1 và 2, số trẻ mắc TCM đang điều trị tại bệnh viện tăng nhanh trong những ngày gần đây với nhiều ca bệnh nặng.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, BS. Dư Tuấn Quy - Phó trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh cho biết, hiện khoa đang điều trị 40 trẻ mắc TCM, trong đó có 8 trẻ mắc độ 3. So với tuần trước tăng gấp 1,6 lần.
Theo số liệu thống kê Bệnh viện Nhi đồng 1, tỉ lệ trẻ mắc bệnh TCM tại bệnh viện vào tháng 3 năm nay tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Dự đoán trong tháng 4 này, tỉ lệ trẻ mắc TCM có khuynh hướng tăng.
Tương tự, tại Bệnh viện Nhi đồng 2, BS. Đỗ Châu Việt - Trưởng khoa Nhiễm cho biết hiện đang điều trị 36 ca mắc TCM, trong đó có 6 ca độ 2B và có đến 2/3 bệnh nhi ở các tỉnh, thành khác chuyển đến. Dự kiến số ca mắc tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Trẻ mắc TCM ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn... Tuy nhiên, các triệu chứng này lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay bệnh thủy đậu.
Trong 1 - 2 ngày đầu nhiễm bệnh, trẻ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính vài milimét, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước. Các vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt. Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục ở trẻ.
Khi thấy trẻ bị TCM, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để bác sĩ xác định mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Trường hợp trẻ bị nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị tại nhà.
Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất. |
Phương Anh (tổng hợp)
Tin khác
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
(THPL) - Rạng sáng ngày 23/11, đội tuyển Bóng đá Việt Nam đã lên đường sang Hàn Quốc để bắt đầu chuyến tập huấn nhằm chuẩn bị cho AFF...23/11/2024 19:01:33Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt