18:32 ngày 20/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Hà Nội: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất lúa Japonica

08:37 19/11/2022

(THPL) - Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, khắc phục cảnh "được mùa mất giá", nâng cao hiệu quả kinh tế và mở ra hướng đi mới để hạt gạo của Thủ đô vươn ra thế giới, thời gian qua, Hà Nội tiếp tục mở rộng diện tích trồng lúa Japonica chất lượng cao theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất.

Thực hiện kế hoạch 157/KH-PTNN ngày 21/12/2021 của Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội về việc phát triển sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao hàng hóa theo tiêu chuẩn xuất khẩu giai đoạn 2021 – 2025 (năm 2022) đã được Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội phê duyệt. Đến nay, nhờ ứng dụng tốt công nghệ 4.0 vào sản xuất mà chất lượng lúa cũng như diện tích gieo trồng đều đạt được kết quả khả quan.

Đơn cử như việc quản lý, giám sát vùng trồng bằng công nghệ EGAP đều nhận được sự ủng hộ của bà con nông dân. Việc áp dụng công nghệ EGAP phần nào khắc phục tình hình bất cập trong quản lý chất lượng nông sản, góp phần minh bạch hóa sản phẩm, chống gian lận tiêu chuẩn, quy trình, trà trộn sản phẩm. Với các hàng sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ có giá bán cao gấp đôi sản phẩm thông thường thì việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý vùng sản xuất sẽ tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng, truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình sản xuất, tạo lòng tin cho người tiêu dùng.

Mô hình sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng theo hướng hữu cơ vụ mùa 2022.

Năm 2022, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp cùng Liên hiệp hợp tác xã kinh tế số Việt Nam đưa Công nghệ 4.0 vào quản lý vùng sản xuất lúa hữu cơ tại HTX NN hữu cơ Nam Phương tiến trên quy mô 20 ha.

Theo đó, việc quản lý, giám sát vùng trồng được thực hiện bằng camera tự động, cập nhật quy trình sản xuất bằng sổ nhật ký điện tử đảm bảo tính công khai, minh bạch. Chứng minh khả năng quản lý, giám sát chuỗi sản xuất lúa hữu cơ theo thời gian thực tới tận Hộ, Lô sản xuất, từ các khâu vật tư, giống đầu vào, quá trình canh tác cho tới khi thu hoạch có sự giám sát, xác thực của bên thứ 3, của cơ quan quản lý nhà nước;

Tăng cường tính minh bạch của Tem Qr-Code có sự quản lý của nhà nước: khả năng thay Nhật ký giấy thủ công bằng Nhật ký điện tử kết hợp Camera hiện trường ghi chép các công đoạn công khai có thể kiểm chứng bất kỳ công đoạn nào, tăng tính minh bạch của quản lý sản xuất, thay thế sổ sách giấy tờ cồng kềnh bằng hồ sơ điện tử dễ dàng tiếp cận;

Người tiêu dùng, chủ hợp đồng tiêu thụ: Có thể tiếp cận thông tin minh bạch từ xa về sản phẩm qua nhật ký điện tử, qua thông tin về cơ sở, minh chứng sản phẩm sạch, an toàn: chứng nhận cơ sở đủ tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ, tuân thủ Tiêu chuẩn, quy trình, không có dư lượng độc hại trong sản phẩm, cấp Tem Qr Code eGap chứng nhận, xác thực chất lượng;

Người sản xuất: Có công cụ để minh bạch chất lượng sản phẩm, được kết nối thị trường và được thị trường tín nhiệm, được hướng dẫn, nhắc nhở quy trình kỹ thuật, các cảnh báo thời tiết, thiên tai, sâu bệnh qua các phương tiện công nghệ; Các cơ quan quản lý nhà nước: Nắm rõ tiến độ, tình hình diễn biến thực tế sản xuất, tiêu chuẩn sản xuất, quy mô, tiến độ, năng suất, sản lượng.

Ngoài ứng dụng công nghệ EGAP,  phòng trừ dịch hại bằng máy bay không người lái cũng được Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội hướng dẫn đẩy mạnh thực hiện.

Phun thuốc BVTV bằng máy bay không người lái.

Theo Trung tâm, biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng rõ rệt đến sản xuất nông nghiệp gây thiệt hại lớn cho người nông dân. Đặc biệt là các đối tượng sâu bệnh hại phát sinh phát triển mạnh và không tuân theo quy luật. Năm 2022, sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân 2 chấm phát sinh gây hại mạnh trên lúa vụ Mùa và liên tục gối lứa kết hợp thời tiết mưa nắng xen kẽ kéo dài đã gây khó khăn không nhỏ trong công tác phòng trừ dịch hại.

Trước thực trạng đó, Trung tâm đã chỉ đạo cán bộ chỉ đạo kỹ thuật thường xuyên bám sát mô hình, điều tra theo dõi tình hình diễn biến sâu bệnh hại trên đồng ruộng. Năm 2022 đã phát hành 04 hướng dẫn kỹ thuật và 12 thông báo tình hình sâu bênh hại và hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh cho các điểm sản xuất.

Để công tác phòng trừ dịch hại đạt hiệu quả cao, Trung tâm cũng đã phối hợp với các HTX lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ phun thuốc BVTV bằng máy bay không người lái để phun thuốc phòng trừ dịch hại. Khi điểu tra sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ, tiến hành tổ chức phun thuốc bằng máy. Năm 2022, đã tổ chức triển khai phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy bay không người lái cho 890 ha lúa tại 13 HTX thuộc 5 huyện Thanh Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ, Mê Linh, Sóc Sơn.

Kết quả ứng dụng công nghệ phun thuốc BVTV bằng máy bay không người lái vừa tiết kiệm được chi phí nhân công, an toàn cho người lao động, thời gian phun thuốc tập trung và đúng thời điểm nên hiệu quả phòng trừ sâu bệnh rất cao. Nông dân các địa phương rất vui mừng phấn khởi vì vừa được hưởng 50% chi phí phòng trừ dịch hại, vừa phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao, không bị dịch bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Nhờ ứng dụng công nghệ vào sản xuất, đến nay Hà Nội đã triển khai xây dựng được 16 vùng sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao hàng hóa và 03 mô hình chuyển đổi sản xuất Lúa - cá tại 19 xã thuộc 8 huyện gồm: Thanh Oai, Chương Mỹ, Ứng Hoà, Mê Linh, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Thạch Thất, Ba Vì. Tổng diện tích 1.117 ha (Vụ Xuân 704,5 ha, vụ Mùa 412,5 ha), bao gồm: 60 ha sản xuất lúa theo hướng hữu cơ; 5 ha lúa thảo dược; 12 ha Lúa – cá; 300 ha sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP ;740 ha sản xuất lúa an toàn

Với hiệu quả kinh tế trên đã góp phần thúc đẩy phong trào sản xuất, hình thành nên các vùng sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng hàng hóa an toàn, VietGAP, hữu cơ. Đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội.

Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất lúa Japonica

Năm 2023, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội tiếp tục hướng đến mục tiêu: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, xây dựng nền sản xuất hàng hóa đô thị bền vững và hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao hàng hoá theo hướng VietGAP, hữu cơ đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của người dân và từng bước tham gia vào thị trường xuất khẩu, góp phần hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp Hà Nội theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Tổ chức sản xuất, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, quảng bá tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường để nâng cao hiệu quả chuỗi sản xuất kinh doanh lúa gạo. Tăng cơ cấu giống lúa chất lượng cao của Hà Nội. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực.

Văn Nam

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu