14:59 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Gia Lai: Phòng chống ma tuý xâm nhập học đường năm học 2022 - 2023

PV | 16:30 23/12/2022

(THPL) - Thời gian gần đây, ma túy đã và đang âm thầm quay trở lại học đường với nhiều chủng loại đa dạng hơn, sử dụng đơn giản hơn. Đáng báo động , tên gọi, chủng loại ma túy thay đổi hằng ngày, với hàng trăm hoạt chất khác nhau khiến học sinh, sinh viên, thầy cô và gia đình các em khó phát hiện.

Trong hai ngày 21-22/12/2022, tại Gia Lai, Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Viện Nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy PSD tổ chức hội nghị - tập huấn “Nâng cao năng lực về công tác phòng, chống ma túy dành cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách đội tỉnh Gia Lai” và Chương trình tập huấn kiến thức và kỹ năng phòng chống ma tuý cho học sinh THPT Hoàng Hoa Thám.

Đây là chuỗi hoạt động nhằm triển khai thực hiện kế hoạch số 599/KH-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện 05 nhiệm vụ phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm tại trường học.

Bà Bùi Khoa Nghi - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai phát biểu tại chương trình 

Tham dự chương trình có bà Bùi Khoa Nghi - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai; ông Hà Ngọc Dư - Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Chính trị và Thường xuyên Sở GD&ĐT Gia Lai; PGS.TS Mai Văn Hưng – Phó Viện trưởng, Viện PSD; Th.S Vũ Thị Bền – TP Nghiên cứu khoa học và Đào tạo, Viện PSD cùng với hơn 1600 học sinh và giáo viên trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Nắm rõ được thực trạng tội phạm ma túy, các loại ma túy mới ngày càng đa dạng, phức tạp, nguy cơ xâm nhập vào học đường ngày càng cao, Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai đã có nhiều chương trình, hoạt động để phòng, chống ma túy trong trường học. Chương trình Hội nghị lần này được tổ chức với kỳ vọng mang đến những cách tiếp cận mới, đạt hiệu quả cao hơn trong công tác phòng chống ma túy tại trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Chương trình Hội nghị lần này được tổ chức với kỳ vọng mang đến những cách tiếp cận mới, đạt hiệu quả cao hơn trong công tác phòng chống ma túy tại trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Tại chương trình, hơn 600 giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tại Gia Lai đã được thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích, hiểu đúng và đủ về ma túy, ma túy tổng hợp, ma túy trá hình và những kỹ năng phòng chống thông qua các chuyên đề chuyên sâu,

Tại chương trình, hơn 600 giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tại Gia Lai đã được thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích, hiểu đúng và đủ về ma túy, ma túy tổng hợp, ma túy trá hình và những kỹ năng phòng chống thông qua các chuyên đề chuyên sâu, được trình bày bởi PGS.TS Mai Văn Hưng – Phó Viện trưởng, Viện PSD và Th.S Vũ Thị Bền – TP Nghiên cứu khoa học và Đào tạo, Viện PSD. 

Bên cạnh đó, khoảng 1000 em học sinh trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng được trau dồi, bổ sung các kiến thức pháp luật về phòng, chống ma túy dành cho học sinh, cách nhận biết các loại ma túy mới và tác hại của các loại ma túy đó, kỹ năng nhận diện và xử lý các tình huống nguy cơ liên quan đến ma túy, giảm kỳ thị đối với người sử dụng ma túy, người nghiện ma túy, người nhiễm HIV/AIDS…

Đặc biệt, tại chương trình này, hơn 1600 giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh tại Gia Lai đã được quan sát các mẫu vật ma túy một cách trực quan, thay vì xem qua hình ảnh, clip như các chương trình tuyên truyền khác. Đây cũng là một điểm mới mà Viện Nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy PSD thực hiện trong các chương trình tập huấn tại các địa phương. 

Tham dự chương trình, thầy Đinh Văn Hải, giáo viên trường Tiểu học và THCS xã Tơ Rung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai chia sẻ: “Đây là những hoạt động rất thiết thực, hiệu quả nhằm giáo dục các em học sinh về phòng, chống ma túy, tội phạm ma túy. Để làm tốt công tác này, giáo viên, nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc theo dõi, nâng cao nhận thức của các em”.

Theo thống kê của UNODC thì thế giới hiện nay có khoảng 275 triệu người nghiện, sử dụng ma túy trong đó 164 triệu người sử dụng cần sa, 37 triệu người nghiện và sử dụng ma túy tổng hợp; 18 triệu người nghiện và sử dụng heroin; 17 triệu người nghiện ma sử dụng cocain, số còn lại nghiện và sử dụng các loại ma túy khác.

Ước tính của cơ quan phòng chống kiểm soát ma túy và tội phạm của Liên hiệp quốc (UNODC) cho thấy, lượng ma túy sản xuất ra hàng năm ước chừng 3.000 tấn ma túy các loại; các loại ma túy chủ yếu được sản xuất ra hiện nay là heroin, cocain, cần sa và ma túy tổng hợp các loại.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Công an và Bộ LĐTB&XH, tính tới tháng 6/2022, cả nước có 216.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, 60.000 người sử dụng ma túy trái phép, tăng hơn 10.000 người/năm.

Theo số liệu từ Bộ Công an công bố giữa năm 2022, trong số hơn 235.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý của cả nước, từ 16 đến dưới 30 tuổi chiếm 48%, trong đó khoảng 60% người sử dụng ma túy lần đầu tiên có độ tuổi từ 15 tuổi đến 25 tuổi. Cá biệt, nhiều em 13-14 tuổi đã sử dụng ma túy. Tính riêng tại Bến Tre, toàn tỉnh có 434 người nghiện ma tuý có hồ sơ quản lý, 737 người sử dụng trái phép chất ma tuý.

Lý do khiến tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng, nghiện ma túy gia tăng, Chuyên gia Viện PSDcho rằng, vì tội phạm ma túy biết học sinh, sinh viên đang ở độ tuổi hình thành nhân cách, dễ bị kích động, lôi kéo, rủ rê nên tìm đủ cách đưa ma túy vào học đường thông qua chính học sinh, sinh viên. Thủ đoạn của tội phạm ma túy ngày càng trở nên tinh vi khi các loại ma túy được trá hình giống đồ chơi, đồ ăn, thu hút và hấp dẫn trí tò mò của các em học sinh, sinh viên. Thực tế cho thấy, tình hình tệ nạn ma túy trong học đường ngày càng có xu hướng gia tăng về mức độ và số lượng vụ vi phạm. 

Để ngăn chặn ma túy trong học đường, đầu tiên cần phải nhận thức đúng và đủ về ma túy và tác hại của nó, cần có nhiều giải pháp phối hợp đồng bộ của các cơ quan, ban ngành và toàn xã hội. Nhà trường phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng cần chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma túy đến từng khu phố, hộ gia đình và trực tiếp tại cộng đồng dân cư; tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành; tuyên truyền về hậu quả, tác hại của ma túy, nhất là ma túy tổng hợp; phương thức, thủ đoạn của tội phạm ma túy nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa của học sinh, sinh viên. Trong đó cần đa dạng hóa các hình thức, biện pháp, nội dung tuyên truyền theo phương châm hướng về cơ sở, tập trung vào địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy, thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội (Zalo, Facebook…), nền tảng di động... trong các hoạt động tuyên truyền.

PV

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu