Dòng tiền nghìn tỷ chảy từ CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG sang CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị An Lộc
(THPL) - Báo cáo tài chính nhiều năm nay đều thể hiện một khoản tiền khá lớn, thậm chí có lúc lên đến hơn 2 nghìn tỷ đồng từ CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG “chảy vào” CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị An Lộc thông qua hình thức cho vay. Và, điều đáng nói là, CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị An Lộc hiện đang là cổ đông lớn sở hữu 18.080.460 cổ phần, tương đương 19,46 % vốn của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG.
Tin liên quan
- Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
Giá vàng và ngoại tệ ngày 22/11: Vàng tăng tiếp, USD lên mốc 107
BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh
Giá vàng và ngoại tệ ngày 21/11: Vàng trong nước bật tăng mạnh
» Bộ Tài chính phản hồi về 9 lô trái phiếu của Tân Hoàng Minh
» Bộ Tài chính đề xuất thu hẹp quy định về mục đích phát hành trái phiếu
» Bộ trưởng Tài chính yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trái phiếu DN
CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (mã CK: SIP) có địa chỉ tại KCN Đông Nam, xã Hoà Phú, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, bất động sản, khu dân cu với cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu như: nhà ở, căn hộ, văn phòng, nhà hàng, trung tâm thương mại và cung cấp các dịch vụ tiện ích như điện, nước, xử lý nước thải.
Ngoài CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị An Lộc, cổ đông lớn của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG còn có Công ty cổ phần KCN Nam Tân Uyên chiếm 8,86%, ông Trần Mạnh Hùng chiếm 9,92%, ông Lư Thanh Nhã chiếm 7,36% và các cổ đông khác chiếm 54,4%.
Trong số 9 công ty con của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG, đáng chú ý nhất là CTCP Xây dựng và Phát triển Thế Hệ Mới. Cổ đông sáng lập ra Công ty này gồm có ông Lư Thanh Nhã, ông Nguyễn Trường Khôi và Vũ Thị Mỹ Lynh. Theo Cổng thông tin Quốc gia về ĐKDN thì bà Vũ Thị Mỹ Lynh là người đại diện theo pháp luật của CTCP Xây dựng và Phát triển Thế Hệ Mới và CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị An Lộc.
CTCP Xây dựng và Phát triển Thế Hệ Mới có hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào? Được biết, Công ty này chuyên về lịch vực bất động sản, xây dựng dân dụng. Còn nhìn vào dòng tiền có thể thấy, tại BCTC Công ty mẹ quý 1/2022, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG cho Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Thế Hệ Mới vay 425,8 tỷ đồng (còn tại thời điểm 31/12/2021 khoản vay là 321,8 tỷ đồng, tại năm 2020 thể hiện khoản vay là 466,8 tỷ đồng, và năm 2019 là 257,0 tỷ đồng, hình thức là tín chấp).
Việc Công ty mẹ cho Công ty con vay vốn là điều bình thường, thế nhưng Công ty đại chúng cho cổ đông lớn vay vốn thì sao? Tiếp tục với CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị An Lộc, theo ghi nhận tại BCTC hợp nhất năm 2019, CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị An Lộc trở thành cổ đông lớn chiếm 10,67%, tương đương 7.364.635 cổ phần, có giá trị 73,6 tỷ đồng tại CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG. Ở chiều ngược lại, tại thời điểm này, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG đã cho CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị An Lộc vay 167,0 tỷ đồng, lãi suất -5-10%, hình thức bảo đảm là tín chấp.
Còn tại BCTC hợp nhất năm 2020 thể hiện, CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị An Lộc là cổ đông lớn tại CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG, chiếm 19,50%, tương đương 15.482.140 cổ phần, có giá trị 154,8 tỷ đồng. Và, trên BCTC của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG lúc này ghi nhận đã cho CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị An Lộc vay 1.760,9 tỷ đồng, lãi suất 5-7,2%.
Và như đã nói, khoản vay này vẫn được diễn ra, tại BCTC hợp nhất năm 2021 thể hiện, CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị An Lộc là cổ đông lớn của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (chiếm 19,46%, tương đương 18.080.460 cổ phần, có giá trị 180,8 tỷ đồng). Ghi nhận ở chiều ngược lại, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG cho CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị An Lộc vay 2.036,6 tỷ đồng, lãi suất 4,6- 5,2%. Và đến quý 1/2022 thể hiện khoản vay này là 1.828,1 tỷ đồng.
Ngoài CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị An Lộc, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG còn cho cá nhân vay 9,6 tỷ đồng, đầu năm 2021 khoản cho vay cá nhân này là 125,7 tỷ đồng. Trên BCTC quý 1/2022 cũng ghi nhận, hiện CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG đã đầu tư vào cổ đông lớn là Công ty cổ phần KCN Nam Tân Uyên với số tiền 750,7 tỷ đồng.
Để ngăn ngừa xung đột lợi ích, pháp luật về chứng khoán đã có quy định rất rõ trách nhiệm trung thực và tránh các xung đột về quyền lợi của người quản lý doanh nghiệp; giao dịch với người có liên quan; giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan của các đối tượng này. Và, những gì đang diễn ra tại CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG thì sao?!
(còn nữa)
HUÊ MINH
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt