Tái cấu trúc hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả trong quản lý thuế
(THPL) - Ngành thuế sẽ thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao trải nghiệm cho người nộp thuế thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin theo định hướng của Chính phủ về Chính phủ điện tử và chuyển đổi số, đảm bảo tính liên thông, tích hợp dữ liệu và bảo mật cao.
Nhằm xây dựng hệ thống quản lý thuế đáp ứng tái thiết kế các quy trình nghiệp vụ, hỗ trợ tự động tối đa các luồng xử lý công việc, trong 2 ngày 27 và 28/3/2025, Cục Thuế (Bộ Tài chính) đã tổ chức Hội thảo “Tái cấu trúc hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong công tác quản lý thuế”.
Khẳng định bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, ông Mai Sơn, Phó Cục trưởng Cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, ngành thuế luôn xác định trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khoa học và công nghệ không chỉ là động lực phát triển kinh tế - xã hội mà còn là yếu tố then chốt giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngành thuế, với vai trò quan trọng trong quản lý ngân sách nhà nước, cần phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu phát triển.

Theo lãnh đạo Cục Thuế, để hiện thực hóa điều này, ngành thuế đặt ra hai mục tiêu chính.
Một là, hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam, trọng tâm là thể chế quản lý thuế đồng bộ, công khai, minh bạch, công bằng, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tuân thủ tự nguyện; cơ quan thuế có đủ năng lực quản lý thuế hiệu quả, hiệu lực; hệ thống công nghệ thông tin tích hợp, tập trung, đáp ứng yêu cầu xử lý, cung cấp thông tin cho quản lý thuế, công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế và cung cấp dịch vụ điện tử, dịch vụ số cho người nộp thuế.
Hai là, phát triển hệ thống quản lý thuế tích hợp, tập trung, đảm bảo lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, công khai minh bạch, hiệu quả, thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao trải nghiệm cho người nộp thuế thông qua việc ứng dụng CNTT theo định hướng của Chính phủ về Chính phủ điện tử và chuyển đổi số, đảm bảo tính liên thông, tích hợp dữ liệu và bảo mật cao.

Tại hội thảo, đại diện các đơn vị cung cấp giải pháp và đại diện các ban/đơn vị nghiệp vụ của Cục Thuế, các chi cục thuế khu vực đã đánh giá thực trạng hệ thống CNTT của ngành thuế. Đồng thời, trao đổi, thảo luận, đề xuất các giải pháp cụ thể cho việc tái thiết kế quy trình nghiệp vụ và tái cấu trúc hệ thống CNTT, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu thủ tục hành chính và tạo thuận lợi tốt nhất cho người nộp thuế dựa trên thông lệ quốc tế và có khả năng triển khai áp dụng tại Việt Nam.
Theo đánh giá của các chuyên gia tại hội thảo, hệ thống CNTT hiện tại của ngành thuế dù đã có nhiều cải tiến và có sự vượt trội trong việc xây dựng và phát triển các ứng dụng quản lý thuế, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức. Một số hệ thống quan trọng như: Quản lý thuế tập trung (TMS), Hệ thống phân tích rủi ro, Hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế cần tiếp tục được đẩy nhanh tiến trình nâng cấp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn.
Nhấn mạnh tầm quan trọng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hỗ trợ người nộp thuế, trong bài tham luận của mình, đại diện Tập đoàn FPT phân tích, việc áp dụng AI Chatbot và Voicebot sẽ giúp giải quyết tình trạng người nộp thuế gặp khó khăn khi tra cứu thông tin hoặc gửi câu hỏi qua cổng thông tin điện tử. Các hệ thống này có thể cung cấp phản hồi tức thời, hỗ trợ chính xác các thắc mắc về chính sách thuế, qua đó nâng cao trải nghiệm người dùng.
Bên cạnh AI, công nghệ eKYC (Electronic Know Your Customer) cũng được đề xuất, nhằm đơn giản hóa thủ tục đăng ký thuế cho cá nhân. Nhờ sử dụng Big Data, AI OCR và FaceID, hệ thống có thể tự động xác thực danh tính, giảm thiểu gian lận và rủi ro trong quá trình đăng ký.
Theo các chuyên gia, ứng dụng Blockchain trong đối soát chứng từ thuế cũng được xem là một bước đột phá, việc sử dụng Blockchain sẽ giúp đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong quá trình luân chuyển chứng từ giữa các bên liên quan như cơ quan Thuế, Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng. Công nghệ này sẽ giúp giảm nguồn lực xử lý, tránh sai sót trong đối chiếu dữ liệu; tăng chất lượng dịch vụ công, giúp người dân theo dõi được quy trình nộp thuế.
Minh Phương
Tin khác
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khu vực 12 được hợp nhất từ chi nhánh 5 tỉnh
Quý 1 năm 2025 – Nam A Bank giữ đà tăng trưởng, đẩy mạnh các chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp và nền kinh tế
Công an vào cuộc xác minh vụ mời "TikToker giang hồ" dự sự kiện Vua nem chua
Việt Nam mở cửa thị trường cho hải sản tươi sống của Anh
Phòng chống dịch sởi: Thực tế và những biện pháp hiệu quả
UBND tỉnh Hòa Bình được giao làm chủ đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu
Bộ đội Biên phòng kịp thời cứu 20 ngư dân bị chìm tàu cá gần đảo Phú Quý
(THPL) - Ngày 2/4, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận thông báo đã kịp thời cứu nạn 20 ngư dân gặp nạn trên biển, gần khu vực...02/04/2025 16:16:44Bcons Uni Valley hút khách nhờ tiềm năng kinh doanh "khủng” từ quần thể 10.000 căn hộ quanh dự án
(THPL)- Với số lượng giới hạn chỉ 152 căn nhà phố giữa khu quần thể 10.000 căn hộ Bcons City bao quanh, nhà phố thương mại Bcons Uni Valley (TP Dĩ...02/04/2025 16:19:08Việt Nam áp thuế chống bán phá giá một số loại thép mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc
(THPL) - Một số sản phẩm thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc chịu mức thuế chống bán phá giá tạm thời 15,67-37,13%.02/04/2025 14:04:20Ra mắt thương hiệu sản phẩm Yến Sao Việt trên toàn quốc
(THPL) - Sáng 2/4/2025, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bảo Trợ Truyền Thông Pháp Luật phối hợp cùng Nhà máy Yến Đảo Nha Trang chính thức giới...02/04/2025 18:19:06