11:28 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Doanh nghiệp cần chuyển hóa nhân sự ra sao để tối ưu các nguồn lực?

Trần Thu | 09:21 07/10/2021

(THPL) - Trước những tác động của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đang loay hoay đi tìm lời giải cho bài toán nhân sự. Chuyển hóa nhân sự ra sao, đối thoại với nhân viên như thế nào để cùng doanh nghiệp đi qua giai đoạn khủng hoảng? Trong chương trình tọa đàm online “Chuyển hóa nhân sự trong bình thường mới” nhiều gợi mở đã được đưa ra bởi chuyên gia Phạm Văn Chính.

Tọa đàm online “Chuyển hóa nhân sự trong bình thường mới”.

Chuyển hóa nhân sự cần triệt để và toàn diện

Mở đầu chương trình, thầy Phạm Văn Chính chia sẻ rằng trong cơ cấu tổ chức không có chuyện thích và không thích, cố gắng phân bổ công việc phải làm và thích là 50%. Đồng thời, cố gắng giảm những cái mà nhân sự không thích để tăng hiệu quả tối ưu trong công việc họ hoàn thành.

Không chỉ vậy, việc quan tâm đến nhân viên rất quan trọng bởi họ là người làm ra của cải cho doanh nghiệp. Giống như quá trình phát triển của con người, doanh nghiệp cần chuyển hóa từ từ, thời gian đầu có thể chưa cần quá tập trung vào Kpi để tạo điều kiện cho nhân viên thoải mái làm việc.

Hình ảnh tại buổi tọa đàm.

Chuyển hóa nhân sự không chỉ là chuyển hóa, thay đổi con người mà cốt lõi đó là đổi mô hình kinh doanh, phong cách quản lí, văn hóa doanh nghiệp. Mỗi 10 năm, doanh nghiệp cần chuyển hóa nhân sự 1 lần bằng cách định vị lại bản thân, định vị lại doanh nghiệp, định vị lại linh hồn doanh nghiệp (hay văn hóa doanh nghiệp) để tạo nên sức mạnh trường tồn.

CEO Lê Dung - Moderator/ Ủy viên BCH Hanoisme/ Tổng giám đốc Công ty CP đào tạo và phát triển nhân lực DGROUP chia sẻ, với 14 năm đồng hành cùng nhiều DN Việt, thấu hiểu những trăn trở và khó khan trong chặng đường phát triển của DN, Chị hy vọng những buổi chia sẻ tương tự, hay những khóa học chuyên sâu mà DGROUP tổ chức sẽ góp phần đưa ra những bài học thực tiễn, những giải pháp ứng dụng ngay giúp DN vững vàng vượt qua đại dịch.

Văn hóa doanh nghiệp - yếu tố quan trọng của quá trình chuyển hóa nhân sự

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực nhân sự, thầy Phạm Văn Chính nhấn mạnh văn hóa doanh nghiệp là một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong quản lý điều hành, bất kể đó là quản lý điều hành một quốc gia, một xã hội, một doanh nghiệp hay một cơ quan … Người ta không thể quản lý điều hành tốt mà không sử dụng công cụ văn hóa.

Giám đốc nhân sự chính là một cầu nối quan trọng trong mọi doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là tài sản, nét đặc trưng, riêng biệt, bao gồm phần cứng và phần mềm. Trong đó, phần cứng là chiến lược (đến từ tầm nhìn, định vị doanh nghiệp), xây dựng cơ cấu tổ chức cho phù hợp. Ở phần cứng, giám đốc nhân sự đóng góp một vai trò cực kì quan trọng, là người tích hợp mọi chức năng trong tổ chức.

Giám đốc Nhân sự được ví như là người nắm giữ "linh hồn" của người lao động. Không chỉ có nhiệm vụ tuyển dụng và tư vấn, vạch ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty, họ còn phải tìm cách giúp nhân lực trở thành nguồn tài nguyên quý báu, ngày càng lớn mạnh trong doanh nghiệp. 

Giám đốc Nhân sự chính là một đối tác chiến lược, một chuyên gia về hành chính và là một cầu nối quan trọng trong mọi doanh nghiệp.

Phần mềm là phong cách lãnh đạo của người chủ doanh nghiệp, từ phong cách của người chủ tuyển những người giống và hợp với mình, hình thành bộ kĩ năng làm việc của nhân viên.

Văn hóa doanh nghiệp có mạnh và yếu. Văn hóa của người làm chủ mạnh, khi tổng giám đốc vào vẫn sẽ làm theo. Còn ngược lại nếu văn hóa doanh nghiệp yếu, sẽ rất dễ bị thay đổi khi có tổng giám đốc mới. Lúc này, doanh nghiệp sẽ trở thành một nồi lẩu thập cẩm.

Thầy Phạm Văn Chính cũng nhấn mạnh: “Công ty có người có năng lực giỏi bình thường, không nên bên trọng bên khinh, không nên dùng cái mạnh của mình, coi thường cái yếu của người khác mà cần phải bổ sung cho nhau, như vậy doanh nghiệp mới phát triển vững mạnh”.

Trần Thu

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu