Đi ngược xu hướng, U60 trồng hoa hồng cổ thu nhập 300 triệu/năm
(THPL) - Với diện tích hơn 1400 mét vuông trồng hoa hồng cổ, mỗi năm gia đình cô Tuyết thu về số tiền khoảng 300 triệu đồng. Loài hoa hồng cổ nay còn rất ít người trồng nhưng cô Tuyết vẫn “một mực” gắn bó với loài hoa có sức sống dẻo dai, mãnh liệt này.
Tin liên quan
- Vinh danh 25 tấm gương tiêu biểu tại Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”
FPT hoàn tất lập công ty con mới với vốn điều lệ gần 674 tỷ đồng
Thương hiệu Herbalife Việt Nam đồng hành cùng VTV3 tổ chức chương trình "Sinh viên thế hệ mới 2024"
Nông dân Vi Văn Phương với mô hình nuôi lợn đen bản địa
Hà Nội rà soát chính sách hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề
» Chiêm ngưỡng vườn hoa hồng lớn nhất Việt Nam tại Lễ hội Xuân 2019
» Lễ hội Hoa hồng - địa điểm nhất định phải “check in” Tết này
» 'Bà mẹ 3 con' Jennifer Phạm quyến rũ với dáng ngọc ngà
Về làng hoa Tây Tựu, phường Tây Tựu, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội tôi không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp vườn hoa hồng cổ sặc sỡ, nhiều màu và hương thơm dịu nhẹ tỏa rộng khắp vườn của gia đình cô Chu Thị Tuyết. Trong khi nhiều hộ gia đình trồng hoa nơi đây chọn những giống hoa hồng ngoại dễ chăm thì cô vẫn kiên kì “lội ngược dòng” với cây hoa hồng cổ.
40 năm gắn bó với nghề trồng hoa hồng cổ
Cô Tuyết sinh ra và lớn lên ở làng hoa Tây Tựu. Từ lúc còn nhỏ gia đình cô đã trồng hoa, cô thích chăm bón và cắt ghép những giống hoa hồng cổ. Sau này khi lấy chồng, cô vẫn quyết định trồng giống hoa hồng cổ mà mình yêu thích. Phải phụ giúp bố mẹ trồng các loài hoa từ nhỏ nên cô Tuyết rất am hiểu về kĩ thuật trồng hoa.
Tay cô vừa cắt tỉa một chậu hoa hồng nhiều màu, cô vừa tươi cười kể: “Nhà tôi có nghề trồng hoa từ nhỏ. Hoa hồng cổ ngày xưa gia đình tôi chỉ trồng một góc ruộng chừng 1 thước đất. Nhưng từ khi tôi lấy chồng, tôi muốn trồng thêm nhiều hoa hồng cổ nên từ lúc đó đến giờ trong vườn chỉ toàn là hoa hồng cổ, không có các loài hoa khác, còn lại một góc nhỏ chỉ là cây cảnh của ông xã.”
Cô Tuyết bảo, thời gian đầu, khó khăn trong việc trồng hoa hồng cổ cũng không ít. Bắt đầu nhân rộng giống ra ruộng thì cần phải chiết, ghép hoa. Khâu ghép hoa rất kì công, kéo dài từ 2-3 tháng gốc cây hoa mới ổn định. Chưa kể việc khó khăn trong việc chăm sóc. Hồi mới trồng hoa chưa có các loại máy tưới hoa hiện đại như bây giờ, tất cả đều sử dụng bằng sức người. Có những hôm cô Tuyết kể cô phải gánh nước tưới hoa đến 9 giờ tối.
Hồi đó, gia đình còn khó khăn, thu nhập nhờ trồng hoa thấp nên cô cũng chưa có đủ điều kiện thuê nhiều nhân công. Mãi đến sau này cuộc sống khá giả hơn, nhiều người yêu hoa tìm đến mua, thu nhập của gia đình cô Tuyết cao hơn và cuộc sống dư giả hơn.
Nhớ về kỉ niệm nghề trồng hoa của mình cô Tuyết kể, Tết năm 2016 hoa hồng cổ rất ít người mua. Cô còn tưởng rằng cái tết năm ấy bánh chưng nhà sẽ không có thịt. Không bán được hoa nên tiền thuê nhân công cũng không có trả.
Gần tết mọi người bỏ làm hết, cô lo lắng không muốn trồng hoa nữa. Thế nhưng ngày 28 Tết khách nước ngoài và một vài người ở Lạng Sơn về đến vườn nhà cô tìm mua hoa hồng cổ. Cô nói cho họ về cách chăm bón, sự tỉ mỉ trong việc chăm hoa. Để giữ nụ hoa đẹp mà phải cuốn giấy báo quanh nụ hết cả 4 sào đất trồng hoa, đến 9, 10 giờ đêm xong việc mới được ăn cơm tối.
Những câu chuyện chân thật, dung dị của cô khiến đoàn khách bị khuất phục trước sự nhọc nhằn trong nghề trồng hoa đã khiến họ trân quý hơn sức lao động và sự gắn bó với nghề của cô mà không ngần ngại mua 2/3 số hoa trong vườn.
Nhờ vậy, ngày 30 Tết cô có đủ tiền trả cho nhân công làm vườn, cái Tết 2016 nồi bánh chưng nhà cô đã có thịt.
“Lội ngược dòng” trồng hoa hồng cổ
Gia đình cô Tuyết trồng chủ yếu loài hoa hồng cổ Sapa. Loài hoa này phát triển rất mạnh mẽ, chịu được khí hậu của bốn mùa. Càng trồng lâu năm cây càng cho nhiều cành và nở nhiều hoa.
Được biết, có những giống hoa hồng cổ trong vườn nhà cô Tuyết có tuổi thọ lên đến gần trăm năm.
Theo cô Tuyết, hoa hồng cổ ở đâu cũng thích nghi được, kể cả trồng trong chậu, trong bồn hay dưới ruộng đất. Nếu như biết cách chăm sóc thì hoa hồng cổ sẽ lớn nhanh và cho hoa rất đẹp.
“Kỳ công nhất là lúc đầu tiên ghép hoa. Tôi thường lấy mắt cây hoa hồng cổ ghép với gốc của cây tầm xuân. Hoa là giống của mình nhưng ghép với gốc tầm xuân là cây hoa dại thì nó mới khỏe. Cũng có thể chiết nhưng cây chiết sẽ không được bền bằng ghép với gốc cây tầm xuân. Khi mắt cây hoa phát triển tốt và có thể nở hoa thì lúc đó sẽ triệt ngọn tầm xuân đi và cho ra cây hoa hồng màu như ý muốn. Nhờ có gốc của cây tầm xuân mà hoa có thể sinh trưởng phát triển mạnh”, cô Tuyết cho hay.
Cô Tuyết chia sẻ thêm, hiện nay gần như hoa hồng cổ không còn trồng ở làng hoa Tây Tựu nữa mà thay vào đó là các loại hoa hồng ngoại với nhiều màu sắc sặc sỡ và quyến rũ khác nhau. Tuy nhiên gia đình cô vẫn cố bám trụ với loài hoa cổ này, kiên trì “lội ngược dòng” với niềm tin mãnh liệt rằng loài hoa mang nét đẹp truyền thống này sẽ không bao giờ bị lãng quên.
“Tôi đã gần 60 tuổi, gắn bó với hoa hồng cổ cũng gần 40 năm. Có những lúc thị trường chậm, nhiều người thích hoa hồng ngoại hơn giống hoa hồng cổ nhưng tôi vẫn kiên trì bởi tôi yêu loài hoa này và yêu nét đẹp bình dị, hương thơm thoang thoảng của chúng”.
Với diện tích hơn 1400 m2 trồng hoa hồng cổ mỗi năm, hiện nay gia đình cô thu về số tiền khá lớn khoảng 300 trăm triệu đồng. Chậu hoa nhỏ cô bán dao động từ 100-200 nghìn đồng còn những chậu hoa lớn ước chừng 3-4 triệu đồng, hoặc những cây hoa hồng cổ có tuổi đời lâu năm cô bán lên đến hàng trăm triệu đồng. Hoa hồng cổ nhà cô được phân phối đi nhiều nơi chủ yếu về trung tâm thành phố Hà Nội bán.
Có thể nói, vườn hoa hồng cổ nhà cô Tuyết không chỉ là nơi lưu giữ loài hoa cổ bình dị hiếm hoi, là nguồn mưu sinh của gia đình cô mà còn cho rất nhiều người lao động ở đây. Điển hình như cô Nguyễn Thị Mận – người làm vườn cho gia đình cô Tuyết đã gắn bó 4 năm với khu vườn để có nguồn thu nhập trang trải cuộc sống mưu sinh.
Cô Tuyết tâm sự, nghề trồng hoa của cô cũng tỉ mỉ, chăm chút chẳng khác gì những nghề cần sự kiên trì, khéo léo như đúc đồng, dệt lụa, đan nón,... cô mong muốn nhiều người sẽ trồng hoa hồng cổ hơn để giữ lại những điều bình dị, chân quê và những nét riêng của nó giống như tình yêu của cô dành cho chúng cả một nửa đời người.
Lê Huyền
Tin khác
-
Thành phố Vinh mở rộng gấp đôi, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò thành tâm điểm hút khách
-
Những nhân tố “hâm nóng” thị trường phía Đông Hà Nội trong mùa giao dịch cuối năm
-
Giải mã sức hút của gói cho vay mua nhà linh hoạt bậc nhất thị trường
-
Mãn nhãn màn trình diễn pháo hoa kết hợp thể thao mạo hiểm có 1-0-2 tại Phú Quốc
-
Góc nhìn TTCK tuần 48/2024: Áp lực vĩ mô đè nặng mở ra cơ hội tích lũy từ vùng đáy
-
Doanh nghiệp cơ khí chủ động thích ứng, tạo đà phát triển
Giá vàng và ngoại tệ ngày 25/11: Nhẫn trơn vượt 86 triệu/lượng, USD tăng tiếp
(THPL) - Theo khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy, thị trường lạc quan về triển vọng giá vàng trong ngắn hạn. Dựa trên xu...25/11/2024 09:11:32Tháng 12 lên núi Bà Đen lễ tạ, đi chợ lá, tham dự tuần văn hóa Việt Nhật
(THPL) - Tháng 12, núi Bà Đen thành điểm đến vô cùng hấp dẫn với một loạt các trải nghiệm văn hoá độc đáo lần đầu tiên có tại Tây Ninh.25/11/2024 09:17:40Người dân và du khách Nha Trang hào hứng trải nghiệm buýt điện VinBus
(THPL) - Xe buýt điện VinBus xuất hiện ở thành phố biển Nha Trang đã thu hút hàng ngàn người dân, du khách trải nghiệm. Bên cạnh ưu điểm êm...25/11/2024 09:14:27Dự báo thời tiết ngày 25/11: Bắc Bộ đón không khí lạnh, trời chuyển mưa rét
(THPL) - Khu vực Hà Nội, từ tối ngày 25/11 đến sáng ngày 26/11, có mưa rải rác. Ngày 26/11 trời chuyển lạnh, từ đêm 26/11 trời chuyển rét....25/11/2024 08:15:54
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
Anh Xuân
Một góc nhìn, một hướng đi khác đối với nghề trồng hoa
Nguyễn Khoa
Hi vọng sắp tới báo mình sẽ có nhiều bài hay như thế này