"Đế chế" Samsung có nguy cơ quay trở lại vạch xuất phát bán hoa quả và cá khô?
80 năm trước, không ai có thể ngờ rằng từ một công ty chuyên bán hoa quả ở Daegu, Samsung lại trở thành một "đế chế" trong lĩnh vực kinh doanh đủ các loại mặt hàng từ điện tử, đóng tàu cho đến bảo hiểm, y tế.
Tin liên quan
- Ông Tập Cận Bình phá vỡ “truyền thống” khi đến Hong Kong
Nhân chứng Nguyễn Mai Phương có thể sẽ khởi kiện hoa hậu Phương Nga
43 trường THPT công lập của Hà Nội hạ điểm chuẩn vào lớp 10
Đức thông qua thỏa thuận bán thêm tàu ngầm hạt nhân cho Israel
Quy định mới về đăng kí kê khai giá sữa trẻ em dưới 6 tuổi
Người sáng lập nên Samsung Commercial Co. là ông Lee Byung-chull khi đó mới chỉ 28 tuổi. Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng lĩnh vực kinh doanh đầu tiên của Samsung không phải là đồ điện tử giống như đối thủ Apple và các hãng công nghệ lớn khác mà là xuất khẩu hoa quả tươi và cá khô sang Trung Quốc và Manchuria.
Sau khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, ông Lee mở rộng sang mảng sản xuất đường, khi thành lập công ty CheilJedang vào năm 1953 với máy móc được nhập khẩu từ Nhật Bản. Công ty sau đó được đổi tên thành CJ CheilJedang.
Các chuyên gia đánh giá ông Lee là một người khá thận trọng trong công việc. Ông Chung Kyu-woong, tác giả cuốn sách "Sự thật về Đại Gia Đình Samsung" chia sẻ, "Hoam (biệt danh khác của ông Lee) kiểm tra mọi thứ kỹ càng trước khi bắt tay làm một việc gì đó. Chỉ khi nào ông thấy người khác làm thành công thì ông ấy mới làm theo".
Thời điểm đầu những năm 1960 đánh dấu bước chuyển mình lớn của Samsung khi tướng quân Park Chung-hee, cha của tổng thống Park Geun-hye lên nắm quyền lực quân đội. Tại thời điểm đó, vị chỉ huy trẻ cần tiền để duy trì quyền lực và Samsung là công ty được hưởng quyền lợi đặc biệt từ chính quyền đó. Sự gắn kết này là bước đi đầu tiên trong mối quan hệ giữa công ty và giới chức chính trị cấp cao của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, mối quan hệ này không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Trong cuốn tự truyện, ông Lee bày tỏ nỗi bất mãn của mình khi bị chèn ép bởi những người có quyền lực. Thậm chí ông còn tính đến chuyện trở thành một chính trị gia để không còn bị kìm kẹp bởi chính phủ. Nhưng cuối cùng, ông cũng không dấn thân vào con đường chính trị mà thay vào đó, tập trung đầu tư vào mảng truyền thông, thành lập mạng lưới truyền hình TBC và tờ báo Joong Ang Ilbo.
Ông coi mảng kinh doanh điện tử là "cỗ máy" tăng trưởng khi thành lập công ty Samsung Electronics vào năm 1969. Ông đã đúng khi Samsung Electronics khiến tập đoàn trở thành một đế chế như ngày hôm nay. Ngày đầu mới thành lập, Samsung Electronics mới chỉ sản xuất những chiếc TV đen trắng rẻ tiền xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Canada.
Năm 1987, ông Lee Byung-chull qua đời. Lee Kun-hee sau đó thay cha mình điều hành tập đoàn và cho tới giờ, quá trình chuyển giao quyền lực đang chuẩn bị sang đời thứ ba là ông Lee Jae-yong, khi Lee Kun-hee đang phải nằm viện do một cơn đau tim.
Lee Jae-yong tốt nghiệp trường đại học Harvard, hiện đang nắm giữ chức vụ phó chủ tịch tập đoàn Samsung. Ông đang cố hướng Samsung tập trung sang ba lĩnh vực chính là điện tử, tài chính và dược sinh học.
Tuy nhiên mối quan hệ mật thiết giữa chính phủ và tập đoàn của gia đình Lee trước đây đã từng giúp "đế chế" này phát triển, nay lại trở thành mối hiểm họa khi mới đây ông Lee Jae-yong bị bắt do dính dáng tới vụ bê bối hối lộ.
Mặc dù đây là thời gian khủng hoảng nhất của công ty trong vòng 80 năm nhưng nhiều nhà phân tích lại nhìn thấy cơ hội của công ty.
"Cuộc khủng hoảng này sẽ giúp Samsung cải tổ bộ máy quản trị và loại bỏ các yếu tố tiêu cực. Tôi tin chắc rằng điều này sẽ giúp nâng giá trị của công ty", một nhà phân tích thuộc ngân hàng đầu tư thế giới nhận định.
Theo Người đồng hành
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt