14:43 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Công nghệ đã thay đổi nhiếp ảnh thế nào trong 40 năm qua

| 00:40 25/09/2017

Những năm 1980, phóng viên phải gửi ảnh về tòa soạn qua đường bưu điện, còn nay, độc giả được cập nhật tin tức và ảnh tức thì.

Jim Wilson là một nhiếp ảnh gia kỳ cựu của tờ The Times và New York Times của Mỹ. Ông có hàng chục năm tác nghiệp với chiếc máy ảnh của mình, trải qua nhiều loại máy ảnh khác nhau và cho ra các tác phẩm để đời. Trong bài viết mới đây, Jim Wilson đã có những chia sẻ thú vị về quãng thời gian gần 20 năm tác nghiệp của mình.

cong-nghe-da-thay-doi-nhiep-anh-the-nao-trong-40-nam-qua

Nhiếp ảnh gia Jim Wilson với Canon 1D Mark II khi tác nghiệp trong cuộc biểu tình tại Berkeley (California, Mỹ).

"Tôi bắt đầu làm việc tại The Times vào năm 1980. Ngoại trừ khoảng thời gian 7 năm làm biên tập viên, tôi đã trải nghiệm rất nhiều thử thách về nghề phóng viên ảnh.

Nhưng thử thách lớn nhất mà tôi nhớ mãi là khi cùng một nhóm các nhà khoa học đến trạm radar của Không quân Mỹ để lại từ Chiến tranh lạnh. Tôi đã ở lại một tuần ở nơi xa xôi nhất hành tinh. Không nước, không điện và tất nhiên là thiết bị mang theo phải được nạp điện sẵn từ trước hoặc cầm theo pin.

Chúng tôi không được đưa đến nơi tác nghiệp mà phải đi bộ ở từng chặng, có khi đến vài dặm. Thời tiết nói chung là đẹp, nhưng đôi khi mưa khá to và gió lớn, khiến sự lo lắng tăng lên.

Khi mới bước chân vào chụp ảnh, tôi phải làm quen với vô số thứ lỉnh kỉnh. Máy ảnh thời đó tất nhiên chỉ dùng phim và phim, do đó, tôi phải mang theo bộ công cụ chuyên dụng, gồm buồng tối, máy phóng to và máy phát (tương tự máy fax nhưng nhỏ hơn).

Điều đầu tiên tôi để ý mỗi khi đến nơi nào đó tác nghiệp là điểm đó có gần đường dây điện thoại không vì ảnh sau khi được xử lý sẽ gửi về The Times qua hệ thống này và thường mất khoảng 10 phút. Nhưng nếu kết nối bị gián đoạn vì bất kỳ lý do gì, mọi thứ phải bắt đầu lại. Việc gửi về 10 hình ảnh mỗi ngày thời đó là đã quá nhiều. Ngoài ra, tôi còn được trang bị chiếc máy đánh chữ cỡ nhỏ để viết chú thích cho ảnh.

Còn ngày nay, các nhiếp ảnh gia hay phóng viên ảnh có thể gửi rất nhiều ảnh trong một ngày hay có thể xử lý và đăng nhiều ảnh cùng lúc ngay tại hiện trường và độc giả có thể cập nhật thông tin tức thì. Nếu gửi về trung tâm, cũng có khá nhiều lựa chọn và hầu như việc này chỉ tốn khoảng vài phút.

cong-nghe-da-thay-doi-nhiep-anh-the-nao-trong-40-nam-qua-1

Cục phát Wi-Fi được nhiều nhiếp ảnh gia, phóng viên sử dụng nhằm gửi ảnh nhanh hơn.

Trả lời cho câu hỏi đâu là máy ảnh tốt nhất trong quãng thời gian làm việc của tôi, quả thật rất khó. Tôi bắt đầu với máy ảnh Leica, những chiếc máy thiết kế thanh lịch và chất lượng hình ảnh tốt. M2, M3 và đặc biệt là M4 là những máy mà tôi tâm đắc.

Với ống kính, Nikon và Canon là hai hãng tôi thích nhất, đặc biệt là những dòng có khả năng lấy nét tự động. Tất nhiên, bạn cần phải kết hợp chúng, nhưng điều quan trọng nhất là phải thao tác nhuần nhuyễn việc chỉnh các thông số trên máy ảnh tùy theo môi trường chụp nhất định. Trong quá trình làm việc của tôi, những mẫu máy ảnh hoạt động tốt trong môi trường thiếu sáng và có thể gửi ảnh trực tiếp thay vì phải dùng điện thoại được tôi ưu tiên sử dụng.

Khả năng chụp ảnh của smartphone đang có sự cải tiến rất lớn trong những năm qua. Thậm chí, nó đã góp phần giết chết máy ảnh du lịch và đe dọa nghiêm trọng đến phân khúc máy ảnh tầm trung. Mọi người có thể sẽ có chung nhận định với tôi: Ảnh và video từ smartphone hiện đã rất đẹp. Tôi vừa tham dự sự kiện ra mắt iPhone X tại Mỹ và thấy máy ảnh của nó có nhiều nâng cấp. Dựa trên điều này, nếu một ngày smartphone được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cầm trên tay thì cũng không phải là điều quá ngạc nhiên.

cong-nghe-da-thay-doi-nhiep-anh-the-nao-trong-40-nam-qua-2

Smartphone có thể thay thế máy ảnh ở mức độ nhất định trong tương lai.

Các phóng viên ảnh hiện nay đã bắt đầu sử dụng đến drone (máy bay không người lái hoặc flycam) và máy ảnh 360 độ để sử dụng. Tôi nghĩ đó là những công cụ đáng ngạc nhiên và thực sự tuyệt vời. Ảnh toàn cảnh, khung cảnh được quay từ trên cao không chỉ thể hiện được sự hùng vĩ mà nội dung của nó cũng chân thực, có cái nhìn toàn diện hơn.

Nhìn chung, trong gần 40 năm, tôi cảm thấy nhiếp ảnh và công việc tác nghiệp bằng ảnh đang trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Tất nhiên, mỗi thứ đều có cái thú vị của nó. Tôi thường nhớ về ngày xưa, nhưng tôi thích sự tiện lợi của thời nay hơn".

TIN LIÊN QUAN
TAG: THPL
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu