Con sẽ không bị bạo hành ở trường nếu cha mẹ nào cũng nắm được "tuyệt chiêu" này
(THPL) – Vụ việc 3 trẻ bị bạo hành ở trường mầm non Sen Vàng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng về sự an toàn của con mình tại trường học. Dưới đây là một số bí quyết giúp cha mẹ có thể giám sát, bảo vệ con dù không ở gần.
Tin liên quan
- Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Chọn thời điểm gửi trẻ thích hợp
Theo chị Hoàng Thu Hòa (Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội), tốt nhất là cho trẻ đi học sau 2 tuổi. Chị Hòa cho biết: “Dù nhà mình không có điều kiện, ông bà nội ngoại đều không thể trông con giúp được, nhưng mình vẫn quyết định thuê người giúp việc trông con cho đến khi cháu cứng cáp mới cho đi học. Theo mình, tiền thuê người trông trẻ khoảng 3 triệu, còn tiền phí cho con đi học dưới 3 triệu, thêm tiền bồi dưỡng các cô, phí sinh hoạt vài trăm mỗi tháng cũng trên dưới 3 triệu”.
2 tuổi là độ tuổi hợp lý nhất cho con đến trường. Vì ở tuổi này, con ít nhất đã biết nói rõ những từ cơ bản, biết gọi đi vệ sinh và đi, chạy vững, con cũng có thể ăn cháo, cơm mà không cần cô giáo quá mất thời gian chăm sóc. Chị Hòa lý giải thêm.
Trò chuyện với cô giáo
Hãy thường xuyên bắt chuyện với cô, kể rằng con rất hay kể chuyện trường lớp cho bố mẹ nghe. Con kể cô nào cho con ăn, cô dạy con học hát, học vẽ như thế nào… Và bố mẹ tối nào cũng tắm cho con, trò chuyện với con trước mỗi tối.
Dạy con tự lập sớm
Để con không bị bạo hành, chị Hoàng Ánh Tuyết, nhân viên một công ty truyền thông tại Hà Nội lại cho rằng, cần luyện cho con tự lập từ nhỏ. Bởi khi đến lớp, cô không thể chăm con như bố mẹ chăm sóc ở nhà được vì lớp rất đông, mỗi cô ít nhất quản 5-10 cháu.
Chính vì vậy, “bố mẹ, ông bà không nên chiều con quá. Cần dạy con những kỹ năng cơ bản như đi vệ sinh đúng giờ, biết gọi người lớn khi buồn đi tè, đi vệ sinh, tự ngủ không cần ru… Nếu chiều con quá sẽ khiến trẻ gặp nhiều nguy cơ bị bạo hành khi đi học”, chị Tuyết cho biết thêm.
Trò chuyện với con
Bố mẹ có thể trò chuyện với con mỗi ngày sau khi con đi học về. Bạn có thể hỏi con “Hôm nay con đi học có vui không?”, “Hôm nay cô giáo dạy con bài gì?”, “Con yêu cô nào nhất?”, “Cô nào yêu con nhất?”, “Có chuyện gì làm con buồn không?”… Khi con nói thành thạo, chắc chắn những câu hỏi này sẽ khiến trẻ thấy bố mẹ quan tâm đến mình và hào hứng kể. Tuy nhiên, bố mẹ cần khéo léo hỏi con, không nên hỏi cung khiến trẻ bị áp lực.
Với những bé nhỏ hơn thì bố mẹ phải thăm dò thái độ của con. Bố mẹ thấy con có vui vẻ khi đến trường không, con có sợ hãi khi nhìn thấy cô giáo này, kia không. Đêm con có giật mình, khóc hoảng hốt không. Tất cả những tín hiệu đó đều có nguyên nhân.
Cách đặt câu hỏi cho con
Đừng hỏi thẳng luôn là cô giáo có đánh con không?
Hãy hỏi: Ở lớp con bạn nào ngoan nhất? Bạn nào không ngoan? Lúc không ngoan thì cô giáo phạt như thế nào?
Khi phát hiện ra vết bầm, đừng hỏi con “Tại sao lại có vết bầm này?”. Nếu bị bạo hành, các "phù thủy" nhất định đã hăm dọa con không được kể ra với ai, nếu không còn bị đánh đau hơn.
Nếu là do té ngã, hãy nói chuyện với cô giáo có biện pháp phòng tránh té ngã lần thứ 2.
Kết thân với các phụ huynh khác
Bố mẹ cũng nên kết thân với các phụ huynh khác bởi họ cũng chính là một kênh thông tin tốt để bố mẹ trông chừng con, thậm chí giám sát cả cô tại trường mầm non.
Nhiều phụ huynh chia sẻ, việc đầu tiên họ làm khi cho con nhập học là xin số điện thoại, zalo, facebook… của các bậc phụ huynh trong lớp rồi lập nhóm để trao đổi mỗi ngày về tình hình của lớp.
Thậm chí, có nhóm phụ huynh còn chia nhau lịch “đến thăm” lớp bất thình lình hàng ngày nếu có vấn đề gì nghi ngờ. Đây là một cách rất tốt để bảo vệ con trước những nguy cơ bạo hành.
Dạy con cách yêu thương bản thân, đừng dạy chúng nghe lời
Ở phương Tây trẻ con được dạy cho nhận thức về cái tôi rất sớm. Còn ở Việt Nam, trẻ con được dạy cách vâng lời, không nghe lời người lớn là hư, là đáng bị đánh. Thế thì làm sao chúng dám nói gì. Trẻ con có thể chưa dám phản kháng, nhưng ít nhất nó sẽ ý thức được nó không có lỗi khi bị bạo hành và kẻ bạo hành nó là sai.
Chơi trò dạy học
Bố mẹ sẽ là học sinh, để bé làm giáo viên. Trẻ con thường bắt chước người lớn, hãy xem cách con bạn dạy học sinh là bạn như thế nào, từ lời nói, nét mặt, lúc học sinh sai thì phạt như thế nào,… bạn có thể biết được cách dạy của cô giáo ở trường.
Lan Anh
Tin khác
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
(THPL) - Rạng sáng ngày 23/11, đội tuyển Bóng đá Việt Nam đã lên đường sang Hàn Quốc để bắt đầu chuyến tập huấn nhằm chuẩn bị cho AFF...23/11/2024 19:01:33Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt