Chuyên gia dự báo về áp lực tăng giá hàng hóa trong 6 tháng cuối năm
(THPL) - Theo đánh giá của một số chuyên gia, 6 tháng cuối năm, giá nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu còn đứng ở mức cao và có khả năng tăng thêm, dẫn đến chi phí sản xuất hàng hóa sẽ tăng theo và gây áp lực làm tăng giá của hầu hết các hàng hóa trên thị trường.
Tin liên quan
- Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
Nông sản Việt sắp có gian hàng trên các nền tảng số tại Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Hội chợ AgroViet 2024: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản Việt
Hoa Kỳ áp biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
» Dự báo xuất khẩu gạo đối mặt với nhiều thách thức trong 6 tháng cuối năm
» Hơn 76 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới trong 6 tháng đầu năm
» Xuất nhập khẩu là những điểm sáng của ngành Công Thương và nền kinh tế đất nước
Được biết, trong 6 tháng đầu năm kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng lên. Tuy vậy, nhìn chung mặt bằng giá cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát.
Nhận định về kinh tế 6 tháng cuối năm, theo PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, có 3 yếu tố chính gây áp lực lên lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm.
Thứ nhất, với tỷ lệ 37% chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế nên khi nguyên vật liệu đầu vào tăng sẽ tạo áp lực lớn đến lạm phát. Thứ hai là giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao, nhất là mặt hàng xăng dầu (chiếm 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của nền kinh tế). Khi giá xăng dầu trong nước tăng 10% sẽ khiến lạm phát tăng 0,36%. Còn theo tính toán của các cơ quan chức năng, khi giá nguyên vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng 2,06%, đồng nghĩa với gia tăng lạm phát. Thứ ba, trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, tổng cầu lại tăng đột biến bởi Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội có quy mô 350.000 tỷ đồng. “Lạm phát của Việt Nam năm 2022 dự kiến khoảng 4%-4,5%”, ông Ngô Trí Long dự báo.
Còn theo PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính dự báo 6 tháng cuối năm 2022, thị trường giá cả ở Việt Nam có nhiều nhân tố làm tăng chỉ số tiêu dùng (CPI) như giá nhiều loại nguyên liệu, nhiên vật liệu, đặc biệt là giá xăng dầu, khí đốt, phân bón trên thị trường thế giới còn đứng ở mức cao và có khả năng tăng thêm. Điều này sẽ dẫn đến chi phí sản xuất hàng hóa sẽ tăng theo và gây áp lực làm tăng giá của hầu hết các hàng hóa trên thị trường.
Bên cạnh đó, tình hình thiên tai, dịch bệnh ở Việt Nam vẫn còn những diễn biến phức tạp, dịch COVID-19, dịch sốt xuất huyết, hạn hán, xâm nhập mặn, nắng nóng hay bão lũ cực đoan… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, cung cầu hàng hóa trên thị trường và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Theo TTXVN đưa tin, tiến sỹ Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) dự báo sẽ có hai kịch bản tăng CPI 6 tháng cuối năm. Theo đó, theo kịch bản 1, kinh tế vĩ mô ổn định, tạo dư địa kiềm chế lạm phát, nguồn cung hàng hóa, nhất là lương thực thực phẩm dồi dào, không gây biến động lớn về giá thì dự báo CPI 6 tháng cuối năm không tăng mạnh, CPI bình quân cả nước sẽ dưới 4%.
Kịch bản 2, nếu giá hàng hóa thế giới vẫn tăng, đặc biệt là giá xăng dầu và lương thực kéo giá thành sản phẩm trong nước tăng theo, kinh tế Việt Nam phục hồi kéo theo cầu nội địa tiếp tục tăng, cộng thêm việc tăng lương tối thiểu vùng, tín dụng tăng cao do nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng đều tăng thì CPI 6 tháng cuối năm có thể tăng cao hơn 6 tháng đầu năm, khả năng CPI bình quân cả năm sẽ vượt 4%.
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cũng nhận định trong nửa cuối năm 2022, nhiều yếu tố tác động có thể gia tăng áp lực lên việc kiểm soát lạm phát như căng thẳng chính trị tại một số khu vực cũng như tình hình cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, nhất là trong lĩnh vực thương mại, dự báo vẫn diễn biến phức tạp và có các tác động tới kinh tế trong nước và nhiệm vụ kiểm soát lạm phát của Chính phủ; rủi ro lạm phát trên thế giới vẫn tăng cao sẽ tác động gián tiếp tới Việt Nam; giá nhiều mặt hàng nguyên liệu, vật tư chiến lược vẫn chịu áp lực lớn từ xu hướng tăng giá trên thế giới và nhu cầu đầu tư, tiêu dùng trong nước khi kinh tế phục hồi như xăng dầu, gas, vật liệu xây dựng, phân bón, thức ăn chăn nuôi, dịch vụ du lịch…
Cục Quản lý giá cho rằng để bình ổn giá những tháng cuối năm, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp, trong đó tập trung thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Cơ quan chức năng tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.
Bên cạnh đó, theo dõi sát tình hình kinh tế, lạm phát thế giới và các chính sách ứng phó của các nước, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược để kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên môn.
Phương Linh (tổng hợp)
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Đệm bông ép
- Địa chỉ mua Đệm lò xo Dunlopillo chính hãng tại Đệm Xanh
- Cách gửi hàng đi mỹ tại cần thơ trong 2024
- cong ty gui hang di uc