22:54 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Nón lá Bình Định tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt

Lưu Kỳ | 11:38 24/01/2023

(THPL) - Nón lá Bình Định góp phần tôn lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh lịch của người phụ nữ.

Ở Bình Định, chiếc nón này được gọi là nón ngựa bởi có sự dẻo dai, bền bỉ, có bịt bạc, chạm trổ hình rồng phượng trên đỉnh nón, thích hợp dùng đội khi cưỡi ngựa, đi tuần. Thời xưa, nón chỉ dành riêng cho giới thượng lưu, quyền quý, nhất là những người có chức vị.

Làng nghề làm nón ngựa

Dù nhịp sống hiện đại đôi lúc vô tình che mờ những giá trị một thời nhưng hình ảnh chiếc nón Bình Định và những nét đẹp nhân văn rất riêng của nó sẽ không bao giờ bị lãng quên hay phủ nhận. Nón lá nói chung, nón ngựa Phú Gia nói riêng vẫn âm thầm lặng lẽ hiện diện, không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của người Bình Định và tự hào vươn xa đến thế giới.

Theo những người cao niên ở làng thì nghề làm nón ngựa ở đây vẫn được tiếp tục duy trì nhưng dường như những chiếc nón đẹp và sắc sảo như cách đây vài chục năm ngày càng hiếm. Một chiếc nón ngựa thường được tuyển chọn kỹ lưỡng trước khi trải qua 20 công đoạn mới hình thành một chiếc nón, trong đó 4 công đoạn quan trọng nhất là tạo sườn mê, thắt nan sườn, thêu hoa văn và lợp lá.

Tạo sườn mê rễ cây giang lấy từ trên núi đem phơi khô, chẻ thành những sợi nhỏ mỏng như sợi cước. Cách thức đan nang theo kiểu đan giỏ, các lỗ nang có hình lục giác tạo thành một miếng mê lớn. Thắt nang sườn đặt miếng mê lên khuôn nón mẫu, khâu vành nang dưới cùng để tạo sườn hình nón. Tiếp đến là khâu sườn đứng và sườn ngang bằng các sợi giang có kích cỡ như sợi tăm. Hai công đoạn làm sườn nón này phải do những người thợ chuyên nghiệp thực hiện để cho những người thợ làm nón bình thường thực hiện tiếp các công đoạn sau.

Thêu hoa văn trên sườn thông thường được thêu hoa văn theo các đề tài long, lân, quy, phụng; lưỡng long tranh châu; mai lan cúc trúc; câu thơ; câu đối hoặc những cảnh vật trên nang sườn.

Chiếc nón Bình Định và những nét đẹp nhân văn.

Công đoạn cuối cùng là lợp lá chằm chỉ lá kè tươi phải được hái về từ vùng núi Vĩnh Thạnh, Gia Lai sẽ được xử lý công phu, tướt bỏ sống lá, phơi khô trong bóng râm, đặt trên chậu lửa và lồng tre để xông lá cho chín, sau đem ra ngoài trời phơi sương, hơ lửa để vuốt cho lá được thẳng, phẳng. Người thợ dùng kéo chuyên dụng có bản mỏng, lưỡi dài để cắt lá thành từng miếng nhỏ theo chiều cao nón. Xếp chồng mép mí lá bủa (xòe) đều xung quanh sườn nón từ đỉnh xuống. Chằm (khâu) lá vào sườn nón, chỉ chằm nằm dưới mí lá nên nhìn bên ngoài không thấy đường chằm. Chằm xong, người thợ cắt bỏ những sợi chỉ thừa dính trên bề mặt nón và không quên trang trí một đùm chỉ ngũ sắc ở đỉnh nón.

Làng nón ngựa Phú Gia thuộc xã Cát Tường, huyện Phù Cát, có tuổi đời hơn 300 năm. Mỗi chiếc nón được tạo nên từ bàn tay tài hoa, khéo léo, tỉ mỉ trong từng đường nét của người thợ thủ công nơi đây.

Để đảm bảo làm ra những chiếc nón bền đẹp nhất, tất cả nguyên vật liệu phải được lấy vào thời điểm cuối đông đầu xuân, là điểm đến cho khách du lịch, nhất là người phụ nữ đầu xuân đến với Bình Định lưu lại những hình ảnh đẹp, vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ trong tà áo dài và nón cho sự dịu dàng, mộc mạc của người phụ nữ Việt.

Lưu Kỳ

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu