Câu chuyện sản phẩm - yếu tố quan trọng hấp dẫn khách hàng
(THPL) - Nếu như trước đây, người tiêu dùng thường chú trọng đến các thông tin giới thiệu về công năng của sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) để ra quyết định mua hàng thì hiện nay, đã có sự thay đổi đáng kể trong thói quen mua sắm.
Tin liên quan
- Bộ Công Thương cảnh báo rủi ro khi mua hàng qua sàn TMĐT không phép
Xuất khẩu thuỷ sản khởi sắc, lấy lại mốc 1 tỷ USD
Xuất khẩu gạo, cà phê và rau quả đón kỷ lục mới
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài tăng 15,7%, đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
Cục Bảo vệ thực vật thông tin về việc kiểm soát nho nhập khẩu ở Việt Nam
» Khẳng định thương hiệu sản phẩm gỗ, nội thất Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ
» Bảo tồn, phát triển làng nghề để thích ứng với tiêu dùng hiện đại
» Thiết kế sáng tạo quyết định năng lực cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm một số nước Bắc Âu), sản phẩm TCMN đến từ Việt Nam là một trong những mặt hàng ngày càng được người tiêu dùng các nước Bắc Âu ưa chuộng. Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ, ngoài quan tâm đến giá thành, chất lượng, mẫu mã thiết kế sản phẩm, họ đặc biệt chú ý đến những câu chuyện thể hiện được bản sắc vùng miền, chỉ dẫn địa lý của sản phẩm.
Trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng tại thị trường này quan tâm đến nhãn mác của sản phẩm và các chứng chỉ, câu chuyện được in trên đó còn hơn cả bản thân sản phẩm.
Mới đây, phát biểu tại Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu - VIETNAM OCOPEX, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã khẳng định: sản phẩm OCOP (trong đó có các sản phẩm TCMN), là giá trị, bản sắc Việt Nam, sản phẩm OCOP cần được cạnh tranh bằng giá trị văn hóa khi tiếp cận thị trường.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: “Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ mua sản phẩm mà mua “câu chuyện tạo ra sản phẩm”. Do vậy, câu chuyện càng đặc biệt thì giá cả càng khác biệt, càng dễ truyền thông và quảng bá sản phẩm đến thị trường. Vì thế, câu chuyện cần phải được xây dựng bằng các giá trị khác biệt về văn hóa, tri thức bản địa, phải được thể hiện trên bao bì, nhãn mác; câu chuyện không chỉ tạo cảm xúc cho người tiêu dùng, mà còn nâng cao niềm tự hào về quê hương, xứ sở. Đó phải là yếu tố tiên quyết và là khát vọng để các chủ thể xây dựng và hoàn thiện sản phẩm OCOP”.
Có thể thấy, người tiêu dùng không chỉ mua sản phẩm mà còn mua “câu chuyện tạo ra sản phẩm” là xu hướng ngày càng phổ biến trong thời đại thông tin bùng nổ.
Theo các chuyên gia, câu chuyện sản phẩm là thông điệp mà doanh nghiệp, cơ sở làng nghề muốn truyền tải đến cộng đồng và người tiêu dùng. Câu chuyện sản phẩm còn chứa đựng niềm tự hào về giá trị tài nguyên bản địa, nét văn hóa, sự tâm huyết, kỳ vọng của chính bản thân người tạo ra sản phẩm.
Mỗi sản phẩm đều trở nên khác biệt, nổi bật ở câu chuyện mà nó biểu trưng. Câu chuyện khiến những thông tin khô khan nhất trở nên thú vị và có sức sống, gắn kết con người với con người, con người với thiên nhiên, với sự vật. Trên thực tế, khi đọc một câu chuyện, khách hàng sẽ dễ dàng hình dung ra viễn cảnh, con người, khung cảnh, âm thanh, mùi vị… Họ sẽ tự đưa mình vào trong câu chuyện để sống với nó, trải nghiệm nó. Khi một thương hiệu có câu chuyện để kể, sản phẩm đó sẽ nổi bật, giá trị hơn gấp nhiều lần sản phẩm cùng loại.
Câu chuyện không chỉ tạo nên sự khác biệt nổi trội cho sản phẩm, mà còn giúp kết nối với khách hàng ở mức độ cảm xúc, đồng thời thúc đẩy xây dựng lòng tin và sự trung thành của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Bởi khi khách hàng hiểu rõ về giá trị cốt lõi và mục tiêu của thương hiệu qua câu chuyện, thông điệp sản phẩm, họ sẽ có nhiều khả năng tin tưởng và trung thành với thương hiệu hơn.
Như vậy, bằng cách xây dựng câu chuyện và thông điệp hấp dẫn cho sản phẩm TCMN, các doanh nghiệp có thể tạo dựng sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, dễ dàng thu hút khách hàng và đạt được thành công lâu dài.
Việt Nam hiện có hơn 5.400 làng nghề và làng nghề truyền thống với đa dạng chủng loại sản phẩm khác nhau, như: mây tre đan, gốm sứ, thêu dệt, đúc đồng, trạm khắc gỗ, trang sức, đá quý… Mỗi làng nghề đều có những sản phẩm đặc trưng, mang đậm dấu ấn của vùng đất và con người bản địa. Những sản phẩm làng nghề không chỉ có giá trị vật chất mà còn có giá trị tinh thần phong phú, kết tinh trí tuệ, tài hoa, tâm huyết của nhiều thế hệ nghệ nhân. Đây chính là tiềm năng dồi dào để xây dựng nên câu chuyện truyền cảm hứng cho mỗi sản phẩm thủ công truyền thống.
Để các doanh nghiệp, cơ sở làng nghề có thể xây dựng câu chuyện sản phẩm hấp dẫn, thu hút, giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm TCMN, các chuyên gia nhấn mạnh, mỗi câu chuyện của sản phẩm phải xuất phát từ chính niềm tự hào của người dân, cộng đồng về sản phẩm đó. Chỉ có người trong cuộc mới biết được lịch sử hình thành và phát triển sản phẩm như thế nào, nó có sự tích gì, nét văn hóa ra sao.
Là đơn vị có kinh nghiệm tư vấn thương hiệu cho nhiều chủ thể OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội, Giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà Kinh Bắc Trần Thị Vân Anh chia sẻ: Trước khi tư vấn, chúng tôi tìm hiểu kỹ quy trình sản xuất, truyền thống của gia đình, địa phương…, từ đó giúp chủ thể kể câu chuyện của sản phẩm một cách hấp dẫn, đặc sắc, nhất là sự khác biệt so với các sản phẩm cùng loại.
Còn theo chuyên viên Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương Đặng Văn Cường, khi xây dựng câu chuyện sản phẩm, các chủ thể không nên giới thiệu chung chung mà phải tìm được điểm khác biệt của sản phẩm, giới thiệu được nét tinh túy, cầu kỳ trong cách làm. Nội dung giới thiệu phải toát lên được hồn, cốt của sản phẩm và niềm tự hào của vùng quê ấy…
Có thể nói, giá trị văn hóa, lịch sử, những dấu ấn bản địa tưởng như vô hình, nhưng lại rất có giá trị làm nên thương hiệu sản phẩm. Để các doanh nghiệp, cơ sở làng nghề sáng tạo ra những câu chuyện sản phẩm có ý nghĩa, các chuyên gia cũng khuyến nghị: các cấp, ngành, địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khơi gợi được niềm tự hào của chủ thể, cộng đồng cùng chung tay bảo tồn, phát triển sản phẩm đặc trưng; mở các lớp tập huấn, xây dựng bộ bài giảng cho từng nhóm đối tượng, từng nhóm sản phẩm; mở rộng mạng lưới tư vấn, nhất là các chuyên gia về văn hóa, mỹ thuật công nghiệp, công nghiệp chế biến khi tư vấn cho các chủ thể. Đặc biệt, cần tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, ưu tiên tôn vinh các sản phẩm có câu chuyện hay, độc đáo, thể hiện bản sắc địa phương…
Hoàng Yến
Tin khác
-
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới, thay đổi cơ cấu chuyên mục
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 2/11: Vàng thế giới giảm, trong nước "hạ nhiệt"
-
Dự báo thời tiết ngày 2/11: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ sáng sớm và đêm trời lạnh
-
Tiềm năng từ vị trí kết nối di sản của Newtown Diamond
-
Hà Nội: Phát hiện và tạm giữ lượng lớn hàng hoá vi phạm nhãn hiệu
-
Thủ tướng chỉ đạo điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"
Từ 1/11/2024, Đông Triều chính thức là thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh
(THPL) - Từ ngày 1/11/2024, Đông Triều chính thức lên thành phố và trở thành thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh. Đến nay, tỉnh Quảng Ninh...02/11/2024 07:33:37Bộ Công Thương cảnh báo rủi ro khi mua hàng qua sàn TMĐT không phép
(THPL) - Bộ Công Thương chỉ ra 3 rủi ro có thể gặp phải khi mua hàng qua các sàn thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới gồm: tiềm ẩn nguy...02/11/2024 07:32:13Huỳnh Tú Anh làm giám khảo trong buổi CASTING MODEL AVIFW 2024.
(THPL) - Sáng ngày 01/11/2024, tại TTTM The Garden, buổi casting model đầu tiên được bắt đầu với không khí vô cùng sôi động và náo nhiệt. Đặc...01/11/2024 19:28:18Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đón hàng nghìn du khách trong ngày đầu mở cửa
(THPL) - Ngày 1/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, tọa lạc tại địa bàn 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã chính...01/11/2024 19:21:17
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
(THPL) - VinFast không chỉ đơn thuần là một thương hiệu sản xuất ô tô điện, hãng xe Việt đang định hình lại thị trường ô tô bằng cách thiết lập các chuẩn mực mới về an toàn, tiện nghi và công nghệ. - Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
- Cận cảnh Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia sẽ hoàn thành vào tháng...
- Xu hướng tìm kiếm dịch vụ trong thời đại công nghệ - Đâu là giải pháp an...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Xi măng Xuân Thành PCB40 cao cấp: Dấu ấn tiên phong, khẳng định đẳng cấp
Sự kiện ra mắt sản phẩm mới - Xi Măng Xuân Thành PCB40 Cao cấp vô cùng ấn tượng và hoành tráng vừa được Xi Măng Xuân Thành tổ chức để lại nhiều dấu ấn cho khách hàng. - Nữ chủ xe đánh giá VinFast VF 6: “Nhiều công nghệ an toàn, đi xa rất yên...
- Liên tục đổi mới trong phát triển sản phẩm số, Meey Group nhận “cú...
- DOJILAND lập hattrick giải thưởng danh giá bậc nhất tại DOT Property Vietnam...