20:53 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Việt Nam xuất khẩu đạt hơn 200 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm

14:15 19/11/2018

(THPL) - Theo số liệu của Bộ Công Thương, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm đạt hơn 200 tỷ USD.

Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, trong 10 tháng năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 394,11 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2017 (tương ứng tăng 45,38 tỷ USD).

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 200,3 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2017 và hoàn thành 84,6% so với kế hoạch . Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tăng 11,8%, ước đạt 193,84 tỷ USD.


Tính riêng trong tháng 10/2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 20,8 tỷ USD, giảm 1,5% so với tháng 9/2018. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu tăng 6,1%, ước đạt 20,7 tỷ USD.

Như vậy, cán cân thương mại của Việt Nam trong tháng 10/2018 tiếp tục thặng dư 100 triệu USD, qua đó đưa xuất siêu của Việt Nam sau 10 tháng năm 2018 lên mức cao nhất kể từ trước đến nay đạt 6,42 tỷ USD.

Trong tháng 10 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 20,8 tỷ USD, giảm 1,5% so với tháng 9/2018 nhưng lại tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Tính chung 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 200,3 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 56,82 tỷ USD, tăng 16,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) ước đạt 143,45 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ, chiếm 71,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Liên quan đến thị trường nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 10 vừa qua ước tính đạt 20,7 tỷ USD, tăng 6,1% so với tháng 9/2018.

Tính chung 10 tháng năm 2018, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 193,84 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 77,5 tỷ USD, tăng 12%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 116,3 tỷ USD, tăng 11,7%.

Trong đó, nhóm hàng cần nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 172,34 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 88,9% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Đối với nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 12,73 tỷ USD, chiếm 6,6% tỷ trọng nhập khẩu và tăng 17,4% so với cùng kỳ, với sự gia tăng của các mặt hàng như rau quả tăng 12,8%, phế liệu sắt thép tăng 42,1%, linh kiện phụ tùng ô tô tăng 14,4%...

Trong 10 tháng năm 2018, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 53,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2017. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc với kim ngạch nhập khẩu đạt 39,1

Từ năm 2008 trở về trước, thương mại nước ta luôn luôn ở trong tình trạng thâm hụt do nhập khẩu vượt xuất khẩu. Tín hiệu đáng mừng là trong những năm trở lại đây, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Mức thâm hụt thương mại đã giảm dần qua các năm và chuyển sang trạng thái thặng dư trong những năm gần đây.

Các số liệu thống kê cho thấy, năm 2008 thâm hụt thương mại cả nước ở mức cao nhất lên đến 18,03 tỷ USD, tương đương với 28,8% trị giá xuất khẩu hàng hóa cả nước; năm 2009, 2010 nhập siêu vẫn lên tới gần 13 tỷ USD.

Cùng với sự tăng trưởng cao của xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu của khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cán cân thương mại hàng hóa đã có chuyển biến.

Từ năm 2012 cán cân thương mại chuyển sang trạng thái thặng dư nhẹ. Trong 5 năm (2013-2017), cán cân thương mại chỉ thâm hụt vào năm 2015, còn lại đều ở trạng thái thặng dư.

Nam Phong

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu