07:40 ngày 27/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Những bí mật có thể bạn chưa biết về bộ phim “Mùa Hè Kinh Hoàng ‘84”

13:28 29/08/2018

Đầu những năm 1980, những vụ trẻ em mất tích một cách bí ẩn trở nên rung động trên toàn nước Mỹ.

Môi trường truyền thông ở Mỹ vào đầu thập niên 1980 hoàn toàn khác, việc chia sẻ thông tin theo quy mô lớn vẫn hết sức khó khăn do mạng Internet chưa thực sự hình thành. Không có nhiều ấn phẩm báo chí được phát hành toàn quốc, các chương trình tiếp sóng trực tuyến cũng bị coi là một thử nghiệm lạ lùng. Tuyệt vọng khi tìm kiếm tung tích của những đứa trẻ, các bậc phụ huynh đã tìm cách in hình và thông tin những đứa trẻ lên vỏ hộp sữa. Bộ phim kinh dị, giật gân Mùa Hè Kinh Hoàng ‘84 (Tựa gốc: Summer of ’84) đã được khơi nguồn từ ý tưởng đó. Không chỉ mang nội dung đầy bí ẩn, hù dọa, phim còn ẩn chứa những bí mật không phải ai cũng biết.

  1. Phim được chiếu mở màn tại Liên hoan phim Sundance 2018

Liên hoan Sundance là một trong những liên hoan phim lớn nhất trên thế giới. Đây là sân chơi cho những bộ phim độc lập được tư nhân sản xuất. Những bộ phim góp mặt tại đây thường là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo với kinh phí hạn chế. Bộ phim Mùa Hè Kinh Hoàng ’84 của bộ ba đạo diễn François Simard, Anouk Whissell và Yoann-Karl Whissell mới đây đã được chọn trình chiếu tại Liên hoan phim năm nay. Tại đây, bộ phim đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía các nhà phê bình.

image001
Ê kíp đoàn làm phim cùng nhau tụ hội trong một sự kiện

Cây bút Kat Hughes của The Hollywood News đưa ra nhận xét: “Phim là bức thư tình gửi đến khoảng thời gian gần như bị quên lãng trên màn ảnh. Hãy cứ ngồi xuống, thư giãn và để cho chính mình trở lại thời điểm giản đơn của thập niên 80”.

Bên cạnh đó, nhà phê bình John DeFore của The Hollywood Reporter cũng không tiếc dành cho phim những lời có cánh: “Phim giật gân, khôn ngoan và kích thích sự tò mò của khán giả. Họ cài cắm nhiều chi tiết “nước đôi”, nhiều dấu hiệu cho thấy các cậu bé đi đúng hướng nhưng lại có những gợi ý chẳng có gì”.

  1. Tác phẩm lấy cảm hứng từ thời thơ ấu của ba vị đồng đạo diễn

Câu chuyện của Mùa Hè Kinh Hoàng ’84 được lấy cảm hứng từ chính quãng thời gian thơ ấu của ba vị đạo diễn người Canada François Simard, Anouk Whissell, Yoann-Karl Whissell – những người lớn lên ở một vùng ngoại ô trong những năm 80. Đó là thời kì không có điện thoại di động, máy tính bảng và mạng internet. Thế nên mọi đứa trẻ phải ra ngoài vui chơi, khám phá. Chính cuộc sống tự do ngày ấy đã giúp trí tưởng tượng và sáng tạo của ba người trở nên phong phú hơn. Những lời đồn thổi, những câu chuyện truyền miệng là thứ ngập tràn trong đời sống thường nhật của mọi người.

image002
Bộ ba đạo diễn François Simard, Anouk Whissell và Yoann-Karl Whissell.

Ngoài ra, những năm 80 còn là khởi đầu cho sự kết thúc của văn hóa ngoại ô – nơi mà mọi người chung sống với nhau trong sự chan hòa, không hề có sự phòng vệ. Nhưng những tội ác thành thị bắt đầu xuất hiện, xâm chiếm các đường phố. Lũ trẻ con mất tích còn người dân thì bắt đầu khóa chặt cửa nẻo. Nữ diễn viên kiêm đạo diễn Anouk Whissell cũng đã chia sẻ lý do vì sao bối cảnh phim lại là thập niên 80 mà không phải là thời kì nào khác: “Bởi vì những năm 80 ở vùng ngoại ô là thời điểm mà cảm giác an toàn dần biến mất. Những vụ mất tích xuất hiện ngày càng nhiều hơn mà không hề có lời giải đáp. Câu chuyện này sẽ thay đổi hoàn toàn nếu chúng tôi đặt nó vào trong một thập kỉ khác”.

Những điều trên kết hợp với nhau, khiến cho những năm 80 trở thành nguồn cảm hứng vừa tuyệt vời, thú vị lại vừa rùng rợn, đáng sợ trong mắt các nhà làm phim. Thời gian gần đây, có rất nhiều bộ phim sử dụng bối cảnh những năm 80 được đông đảo khán giả đón nhận và nhiệt liệt yêu thích. Đạo diễn François Simard bổ sung thêm: “Đó là thời điểm kết thúc của Giấc mơ Mỹ, khi mọi người không thèm khóa trái cửa và chẳng e dè gì đến người hàng xóm của mình. Bộ phim này không phải là sự ăn theo của xu hướng hồi sinh những năm 80 đang diễn ra trên màn ảnh trong thời gian gần đây”.

  1. Jason Gray-Stanford và cái duyên với những nhân vật tên Randall

Jason Gray-Stanford là nam diễn viên kì cựu của điện ảnh Canada. Tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp của Jason là loạt series phim hài, tội phạm dài 8 phần với tựa đề Monk (2002 – 2009). Bộ phim là câu chuyện xoay quanh câu chuyện về thám tử Monk vừa điều tra nhiều vụ án, lại phải đấu tranh chống lại chứng ám ảnh cưỡng chế (OCD) với nỗi sợ 312 thứ khác nhau trên đời, từ vi khuẩn, bò rùa, rắn rít cho tới không gian kín,…

Gần 10 năm sau, cái tên Randall lại quay về với Jason Gray-Stanford như một “định mệnh”. Không chỉ trùng tên, nhân vật của Jason trong Mùa Hè Kinh Hoàng ’84 cũng có liên quan tới những vụ án mất tích, giết người. Lần này, Jason vào vai Randall Armstrong – cha của nhân vật chính Davey Armstrong và là một phóng viên điều tra hiện trường.

image003
Diễn xuất tự nhiên cùng khả năng gây hài duyên dáng của Jason Gray thật sự mang lại cho phim những phút giây thư giãn, cân bằng với không khí ngột ngạt, căng thẳng bao trùm trong hành trình phá án nghiệp dư của các cậu nhóc nhân vật chính.

Trong phim, người cha Randall Luôn có lòng tin vào trực giác trong khi tác nghiệp, nhưng Randall lại không có lòng tin vào cậu con trai đang trong độ tuổi mới lớn của mình. Suy nghĩ “con trai vẫn còn là một đứa trẻ thích gây chuyện” khiến cho quan hệ giữa hai nhân vật trong phim vừa có những bất đồng căng thẳng, lại vừa có những khoảnh khắc hài hước vừa đủ khi “con nói một đằng, cha lại nghĩ một nẻo”.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu