07:44 ngày 27/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Giá vàng và ngoại tệ ngày 5/5: Vàng giữ giá, USD khởi sắc

09:14 05/05/2020

(THPL) - Giá vàng thế giới trên sàn Kitco hôm nay giao dịch ở mức 1.702,60 - 1.703,60 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn tháng 6 đã tăng 12,00 đô la một ounce ở mức 1.712,90 USD/ounce.

Giá vàng hôm nay cao hơn 32,6% (419 USD/ounce) so với đầu năm 2019. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 47,1 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 2,2 triệu đồng so với vàng trong nước.

Giá vàng thế giới tiếp tục đứng vững trên ngưỡng cao do sức cầu mặt hàng này tăng trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung Quốc lên cao, tiềm ẩn một cuộc chiến thương mại mới, có thể tồi tệ hơn cuộc chiến thương mại trong năm 2019.

Hôm 3/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm cho sự lây lan của đại dịch.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng vừa đưa ra lời đe dọa có thể khai tử thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung vừa đạt được trong tháng 1 vừa qua nếu Trung Quốc không thực hiện cam kết mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ.

Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc đang tiềm ẩn một cuộc chiến thương mại mới, có thể tồi tệ hơn cuộc chiến thương mại trong năm 2019.

Theo chuyên gia phân tích trên Kitco, trong 2 tới 3 tuần tới là thời điểm cực kỳ quan trọng đối với thế giới trên 2 mặt trận: sức khỏe và kinh tế. Không ai biết dịch Covid-19 sẽ diễn biến như thế nào trong thời gian đó, đặc biệt khi mà các nước bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa và hạn chế đi lại. Nếu ca nhiễm tăng trở lại thì các nước sẽ lại bước vào một giai đoạn đóng cửa mới và các nền kinh tế sẽ lạ đóng băng và các thị trường tài chính và hàng hóa sẽ lại biến động mạnh.

Giá vàng thế giới trên sàn Kitco hôm nay giao dịch ở mức 1.702,60 - 1.703,60 USD/ounce (ảnh minh họa)

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế 2020 sẽ sụt giảm nghiêm trọng, với mức GDP giảm 5,5% và lạm phát ở mức 0,4%.

Vàng được dự báo sẽ hưởng lợi khi căng thẳng giữa các nước lớn gia tăng và các thị trường tài chính biến động mạnh. Vấn đề bơm tiền, thâm hụt ngân sách và nợ công tăng cao tại các nước… cũng là yếu tố đẩy vàng đi lên.

Tại thị trường trong nước, giá vàng đầu tuần gần như không biến động ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên trước kỳ nghỉ lễ.

Chốt phiên giao dịch ngày 4/5, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 47,92 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,325 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức 47,90 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,52 triệu đồng/lượng (bán ra).

Hiện Công ty SJC (TPHCM) niêm yết giá vàng ở mức 47,90 - 48,50 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).

Tỷ giá ngoại tệ ngày 5/5

Vào lúc 6 giờ sáng (VN), chỉ số đồng Đô la Mỹ, theo dõi đồng bạc xanh so với rổ sáu loại tiền tệ khác, đứng ở mức 99,590, tăng 0,49 %, trong khi tỷ giá EUR/USD giảm 0,01% xuống 1,0905. Tỷ giá GBP/USD tăng nhẹ trở lại 0,3% lên 1,2445 và tỷ giá USD/JPY giảm 0,05% xuống 106,67.

Trong khi đó, tỷ giá USD/CNY vẫn ổn định ở mức 7,0622 sau khi CNY giảm xuống mức thấp nhất một tháng so với đồng USD vào thứ Sáu.

Tỷ giá AUD/USD mất 0,22% xuống 0,6404, mức thấp nhất kể từ thứ Ba. Tỷ giá NZD/USD giảm 0,46% xuống 0,6404.

Một số nhà đầu tư nhận thấy rằng việc nới lỏng phong tỏa tại một số quốc gia có thể là yếu tố tích cực đối với đồng Đô la Mỹ.

Trên thị trường trong nước phiên giao dịch 4/5, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến ở quanh mức: 23.340 đồng/USD và 23.520 đồng/USD.

Tới cuối phiên 4/5, Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.340 đồng/USD và 23.520 đồng/USD. Vietinbank: 23.333 đồng/USD và 23.513 đồng/USD. BIDV: 23.350 đồng/USD và 23.530 đồng/USD. ACB: 23.360 đồng/USD và 23.510 đồng/USD.

Chốt phiên giao dịch 4/5, tỷ giá Euro đứng ở mức: 25.209 đồng (mua) và 26.230 (bán). Tỷ giá Bảng Anh: 28.424 đồng (mua) và 29.611 (bán). Tỷ giá yên Nhật ở mức 214,3 đồng và bán ra ở mức 222,3 đồng. Nhân dân tệ: ở mức 3.284 đồng và bán ra ở mức 3.388 đồng.

Minh Anh

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu